- Đất lâm nghiệp qua các năm có xu hướng tăng do thực hiện chính sách về mô
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua kết quả phân tích đặc tính lý – hóa đất tại hai vị trí nghiên cứu ở Long Phú – Sóc Trăng cho thấy:
* Cả hai vị trí nghiên cứu có thành phần cơ giới chủ yếu là sét. Tại Long phú 1 dung trọng biến động từ 0,98 g/cm3 đến 1,39 g/cm3 phù hợp cho sự tăng trưởng của cây trồng và ở Long Phú 2 giá trị dung trọng dao động từ 1,37 đến 1,39 g/cm3 cho thấy đất có chiều hướng bị nén dẽ. Tỷ trọng tại hai vị trí nghiên cứu dao động từ 2,42 g/cm3 đến 2,52 g/cm3 không khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Độ xốp tại hai vị trí cho thấy tại Long Phú 1 tầng 0 – 20 cm có độ xốp lớn nhất (59,5%) do dung trọng đạt mức thấp nhất (0,98 g/cm3), độ xốp đạt giá trị thấp nhất tại Long Phú 2 (45%). Do đó, đất có chiều hướng bị nén dẽ cần kết hợp các biện pháp làm đất phù hợp và bón phân hữu cơ. Hệ số thấm Ksat có sự biến động rất lớn 0,15 *10-6 m/s đến 32,6 *10-6 m/s. Ở tầng 0 – 20 cm cao hơn so với tầng 20 – 40 cm đối với tại Long Phú 1 và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng tại Long Phú 2 thì hệ số thấm (Ksat) tại tầng 0 – 20 cm lại thấp hơn tại tầng 20 – 40 cm nhưng không khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Lượng nước hữu dụng giữa hai vị trí dao động từ 53,38mm đến 70,14mm. Đạt giá trị cao nhất tại tầng 0 – 20 cm của Long Phú 1 (70,14 mm) và thấp nhất ở tầng 20 – 40 cm tại Long Phú 2 (53,38mm). Tính bền cấu trúc ở tầng 0 – 20 cm tại Long Phú 1 có giá trị cao nhất là 198,4 so với tầng 20 - 40 cm là 74,7. Đối với Long Phú 2 thì độ bền đoàn lạp ở tầng 0 – 20cm là 87,9 và ở tầng 20 - 40 cm là 70,9.
* Giá trị pH(H2O) tại hai vị trí nghiên cứu đều tối hảo (6,31 đến 6,74) không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Và pH(KCl) tại hai vị trí được đánh giá ở mức chua ít (từ 4,53 đến 5,48). Chỉ số EC tại hai vị trí nghiên cứu được đánh giá không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng (từ 0,34 đến 0,64mS/cm). Hàm lượng chất hữu cơ ở hai vị trí được đánh giá thấp, đạt ở mức cao nhất ở tầng 0 – 20 cm tại Long Phú 1 (6,17%). Khả năng trao đổi cation (CEC) giữa các tầng tại hai vị trí được đánh giá ở mức cao. Hàm lượng đạm tổng số giữa các tầng tại hai vị trí được đánh giá là giàu (từ 0,26 đến 0,85%). Hàm lượng lân tổng số tại hai vị trí nghiên cứu được đánh giá ở mức trung bình nhưng ở tầng 0 – 20 cm tại Long Phú 2 đạt mức trung bình khá (0,08%) và tầng 20 – 40 cm đạt
mức khá (0,12%). Kali tại hai vị trí nghiên cứu có giá trị trung bình (từ 0,61 đến 0,8 meq/100g). Chỉ số ESP được đánh giá là chưa ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Nhìn chung đất tại khu vực canh tác lúa nước trời tại hai vị trí nghiên cứu ở Long Phú – Sóc Trăng phù hợp cho sự phát triển của cây trồng nhưng đang có chiều hướng bị nén dẽ tầng canh tác do đó cần kết hợp biện pháp làm đất phù hợp với việc bón phân hữu cơ để nâng cao độ phì của đất giúp cho việc sản xuất nông nghiệp được bền vững hơn.
2. KIẾN NGHỊ
* Trong canh tác thâm canh cần chú ý khuyến cáo nông dân bón phân hữu cơ để đất không bị thoái hóa.
* Cần có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp với đặc điểm vùng đất phù sa nhiễm mặn tại Long Phú – Sóc Trăng.
* Cần có sự nghiên cứu sâu hơn mở rộng phạm vi khảo sát trên những vùng có điều kiện tương tự để có đánh giá chính xác hơn về nhóm đất phù sa nhiễm mặn đã và đang phát triển.