Bền đoàn lạp (tính bền)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong việc cải thiện tính chất vật lý và năng suất của đất trồng lúa thâm canh ở Cầu Kè – Trà Vinh và Mộc Hóa – Long An (Trang 40 - 43)

* Thí nghiệm Cầu Kè – Trà Vinh:

Hình 16. Đồ thị tính bền thí nghiệm Cầu Kè – Trà Vinh (0 – 10cm)

Hình 17. Đồ thị tính bền thí nghiệm Cầu Kè – Trà Vinh (10 – 20cm)

Kết quả trên cho ta thấy độ bền đoàn lạp ở tầng 0 – 10cm và 10 – 20cm ở nghiệm thức có bón hữu cơ (132,6 và 78,9) cao hơn nghiệm thức không bón hữu cơ (98,8 và 54,8) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (hình 16 và 17).

Riêng tầng 20 – 30cm thì nghiệm thức có bón hữu cơ (79,7) cao hơn nghiệm thức không bón hữu cơ (62,6) nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (hình 18).

Hình 18. Đồ thị tính bền thí nghiệm Cầu Kè – Trà Vinh (20 – 30cm)

Điều này phù hợp với nhận định của Dương Minh Viễn, 2003 là chất hữu cơ có ảnh hưởng tốt lên độ thoáng khí, khả năng giữ nước và tính thẩm thấu của đất. Khi thường xuyên thêm lượng hữu cơ vào đất dẫn đến tổng hợp những chất mùn mới trong đất, giúp liên kết các hạt đất lại với nhau thành đoàn lạp, tạo cho đất có cấu trúc tốt, độ bền cao.

Hình 19. Đồ thị tính bền thí nghiệm Mộc Hóa – Long An (0 – 10cm)

Kết quả tính bền ở tầng 0 – 10cm được thể hiện trong hình 19 cho ta thấy độ bền đoàn lạp của nghiệm thức có bón hữu cơ (69,72) cao hơn nghiệm thức không bón hữu cơ (60,90) và khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Hình 21. Đồ thị tính bền thí nghiệm Mộc Hóa – Long An (20 – 30cm)

Đối với các tầng 10 – 20cm và 20 – 30cm thì tính bền ở nghiệm thức có bón hữu cơ và nghiệm thức không bón hữu cơ không khác biệt có ý nghĩa thống kê (hình 20 và 21).

3.3. HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG VIỆC CẢI THIỆN NĂNG SUẤT3.3.1. Thí nghiệmCầu Kè – Trà Vinh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong việc cải thiện tính chất vật lý và năng suất của đất trồng lúa thâm canh ở Cầu Kè – Trà Vinh và Mộc Hóa – Long An (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w