Thí nghiệm Cầu Kè – Trà Vinh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong việc cải thiện tính chất vật lý và năng suất của đất trồng lúa thâm canh ở Cầu Kè – Trà Vinh và Mộc Hóa – Long An (Trang 29 - 30)

Bảng 9. Đặc tính hóa học đất tại vị trí nghiên cứu Cầu Kè – Trà Vinh

Tầng đất (cm) pHH2O pHKCl EC (mS/cm) CHC (%) CEC (cmol(+)/kg) 0 – 10 4,9 3,5 0,14 2,34 9,18 10 – 20 5,1 3,7 0,04 1,96 10,51 20 – 30 7,4 5,1 0,01 0,36 13,27

Kết quả bảng 9 cho thấy pHH2O ở tầng 0 – 10 cm có giá trị là 4,9 và pHKCl là 3,5. Với pH này đây là loại đất chua vừa. Ở các tầng 10 – 20 cm và 20 – 30 cm thì pHH2O có giá trị là 5,1 và 7,4; pHKCl là 3,7 và 5,1.

Đất có EC = 0,14 mS/cm (0 – 10 cm); 0,04 mS/cm (10 – 20 cm); 0,01 mS/cm (20 – 30 cm). Với giá trị EC này thì không ảnh hưởng đến cây trồng .

Từ kết quả phân tích cho biết chất hữu cơ trong đất lần lượt ở 3 tầng là 2,34%; 1,96%; 0,36%. Chất hữu cơ trong đất có được là do quá trình tích lũy lâu dài của đất Trong quá trình canh tác, nếu lượng chất hữu cơ thêm vào đất nhỏ hơn lượng chất hữu cơ mất đi từ đất thì chất hữu cơ trong đất bị mất đi dần và ngược lại. Kết quả cho thấy chất hữu cơ của đất ở mức thấp, điều này cho thấy lượng chất hữu cơ thêm vào đất hằng năm không bù đắp được chất hữu cơ mất đi từ đất. Chất hữu cơ rất quan trọng trong đất vì nó làm thay đổi rất lớn các đặc tính khác của đất như: pH, CEC, tính đệm, hoạt động của vi sinh vật (khoáng hóa) và các đặc tính vật lý đất. Chất hữu cơ còn là nguồn dinh dưỡng, chất kích thích sinh trưởng. Canh tác liên tục 3 vụ lúa trong năm là nguyên nhân làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất vì người dân không bón trả lại chất hữu cơ cho đất.

CEC (Cation exchange capacity) là tổng lượng cation có thể hấp thu trên bề mặt phức hệ keo. Nó phụ thuộc vào pH, loại và lượng keo âm (Trần Kim Tính, 2000). Kết quả phân tích cho thấy CEC của các tầng 0 – 10cm, 10 – 20cm, 20 – 30cm lần lượt là 9,18; 10,51; 13,27 cmol(+)/kg, được đánh giá ở mức trung bình, làm cho việc giữ và trao đổi cation bị hạn chế. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp làm cho CEC cũng thấp, khả năng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thấp. Vì vậy cần bón vôi để cải tạo pH và bón chất hữu cơ, cả hai yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng CEC của đất.

Bảng 10. Thành phần cơ giới của đất tại Cầu Kè – Trà Vinh

Tầng đất

(cm) Cát(%) Thịt(%) Sét(%) Phân loại (USDA)

0 – 10 21,63 47,74 30,63 Thịt nhẹ pha sét

10 – 20 22,33 45,37 32,30 Thịt nhẹ pha sét

20 – 30 18,65 43,30 38,05 Thịt trung bình pha sét

Thành phần cơ giới đất ở Cầu Kè – Trà Vinh được phân loại theo USDA đất thịt nhẹ pha sét và thịt trung bình pha sét.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong việc cải thiện tính chất vật lý và năng suất của đất trồng lúa thâm canh ở Cầu Kè – Trà Vinh và Mộc Hóa – Long An (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w