Những vấn đề tồn tại cần hoàn thiện Về bộ máy kế toán:

Một phần của tài liệu 30 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần VIMECO (Trang 72 - 75)

- Tài khoản sử dụng:

3.1.2.Những vấn đề tồn tại cần hoàn thiện Về bộ máy kế toán:

BẢN TÍNH GIÁ TRỊ ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN

3.1.2.Những vấn đề tồn tại cần hoàn thiện Về bộ máy kế toán:

- Về bộ máy kế toán:

Hiện nay, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung là phù hợp tuy nhiên trong tương lai gần, khi quy mô công ty mở rộng, càng có nhiều các đội thi công công trình thì mô hình tập trung không còn phù hợp vì như thế sẽ làm cho khối lượng công việc phòng kế toán phải xử lý vào cuối tháng là rất lớn, gây áp lực về công việc cũng như thời gian dẫn đến những sai sót có thể xảy ra trong công tác kế toán.

- Về hệ thống tài khoản

Mặc dù công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Bộ tài chính tuy nhiên một số tài khoản công ty không sử dụng cũng được đăng ký vào hệ thống tài khoản của công ty. Điều đó đã phản ánh không đúng bản chất công tác kế toán của công ty.

Ví dụ: TK 6271: Chi phí nhân viên quản lý công trình TK 631: Giá thành sản xuất

- Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khoản mục chi phí rất quan trọng, chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng giá thành sản phẩm xây lắp tuy nhiên đây cũng là một trong những loại chi phí khó kiểm soát nhất trong các công ty xây dựng. Do đặc điểm của ngành xây dựng, nguyên vật liệu mua về không qua kho mà chuyển thẳng tới chân công trình điều này cũng gây khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguyên vật liệu và có thể dẫn tới thất thoát nguyên vật liệu.

Do việc giao khoán nội bộ của công ty cho chỉ huy trưởng các công trình nên rất khó để biết chính xác việc sử dụng nguyên vật liệu ở các công trình. Vào cuối tháng, các chứng từ được chỉ huy trưởng công trình, kế toán công trình tập hợp gửi về phòng kế toán nên việc phản ánh và kiểm soát chi phí nguyên vật liệu rất khó quản lý. Giá cả nguyên vật liệu biến động tăng mạnh trên thị trường ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình nên công ty cần tăng cường kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Ngoài ra, giá nguyên vật liệu nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn cộng với chi phí thu mua và trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu (nếu có)

Tuy nhiên, trên thực tế công ty chỉ tính giá xuất nguyên vật liệu theo giá ghi trên hoá đơn còn chi phí thu mua hạch toán vào tài khoản 6272. Việc kế toán như vậy sẽ làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tăng chi phí sản xuất chung ảnh hưởng đến việc tính giá thành các công trình, hạng mục công trình. Nguyên vật liệu mua về chuyển ngay tới chân công trình phục vụ thi công nhưng kế toán vẫn lập cả phiếu nhập kho và phiếu

xuất kho điều đó cho thấy thủ tục rườm rà và kế toán phải ghi thêm các bút toán không cần thiết.

Việc kế toán nguyên vật liệu qua TK 152 dù trên thực tế nguyên vật liệu không hề được nhập kho là chưa phù hợp với quy định kế toán.

Việc thu hồi phế liệu thì kế toán lại không làm đủ các thủ tục nhập kho, không phản ánh đầy đủ trên sổ sách dẫn đến tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và giá thành công trình giảm sức cạnh tranh của công ty.

Kế toán vật tư chỉ tiếp nhận chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu từ công trường chuyển về và tiến hành kế toán không lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công trình.

- Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Kế toán tiền lương đã tiến hành kế toán chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân trong biên chế và lao động thuê ngoài trực tiếp tham gia thi công công trình. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm lương của nhân viên quản lý công trình: chỉ huy trưởng công trình, tiền ăn ca của nhân viên quản lý công trình. Các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ cũng được hạch toán vào tài khoản 622. Việc kế toán này mặc dù không ảnh hưởng tới giá thành công trình nhưng điều này không tuân thủ theo quy định của Bộ tài chính phải hạch toán vào tài khoản 627

- Về kế toán chi phí sản xuất chung:

Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung theo khối lượng thực hiện là không hợp lý. Điều đó có nghĩa là công trình nào thực hiện được nhiều thì phải gánh chịu nhiều chi phí.

Công ty đã áp dụng tính khấu hao cho các TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng, không tuân thủ chế độ kế toán hiện hành và dẫn đến sự sai lệch trong công tác kế toán chi phí sản xuất chung.

Ngoài ra, kế toán lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng quý thì đối với những công trình hoàn thành vào giữa quý thì kết chuyển ngay để tính giá thành công trình không có khoản mục chi phí này, không phản ánh đúng giá thành công trình.

- Về việc xác định chi phí SXKDDD cuối kỳ:

Hiện nay, công ty đang tiến hành xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ căn cứ vào giá thành thực tế của khối lượng hoàn thành do bên A nghiệm thu thanh toán và tổng chi phí công ty tập hợp trong kỳ. Điều này là không phù hợp với quy định về kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp.

Một phần của tài liệu 30 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần VIMECO (Trang 72 - 75)