Đột biến là sự biến đổi kiểu gen dẫn đến sự thay đổi tính trạng làm cho tế bào bị đột biến khác với tế bào ban đầu. Cũng nhưở sinh vật bậc cao, vi sinh vật cũng chịu đột biến. Ở vi sinh vật có sự phân biệt về bộ máy di truyền của một tế bào (kiểu gen) với biểu hiện bên ngoài của bộ máy trên (kiểu hình). Vi sinh vật có thể có những biến đổi thích nghi với môi trường sống, đây là những biến đổi về kiểu hình. Sự biến đổi thích nghi của kiểu hình thì cùng một lúc tác động đến quần thể vi sinh vật hay nói khác hơn là đến mọi cá thể. Trong khi đó sự biến đổi kiểu gen chỉảnh hưởng đến một số tế bào trong quần thểđó mà thôi. Trong một quần thể vi sinh vật luôn xuất hiện các đột biến mà không cần có sự can thiệp của thực nghiệm. Đó là các đột biến ngẫu nhiên và các tế bào tương ứng gọi là các thể đột biến ngẫu nhiên. Một trong những nguyên nhân của đột biến ngẫu nhiên có lẻ là do sự sai sót ngẫu nhiên khi liên kết nucleotit trong quá trình sao chép.
Tần đột thểđột biến (số lượng các thểđột biến trong một quần thể tế bào) khác nhau tuỳ
loài vi sinh vật, điều kiện môi trường, loại tính trạng đột biến và hàng loạt các yếu tố
khác. Tần sốđột biến có thể dao động từ 1.10-4đến 1.10-11. Tần sốđột biến phụ thuộc vào tốc độ đột biến. Tốc độ đột biến ngẫu nhiên đối với một gen xác định là khoảng 10-5 với một cặp nucleotit xác định là khoảng 10-8.
Nguyên nhân của sựđột biến là do có sự thay đổi trật tự của các nucleotit trên sợi ADN của nhiễm sắc thể. Có hai dạng đột biến là đột biến điểm và đột biến mất đoạn. Đột biến
điểm xảy ra khi có một nucleotit trên ADN bị thay bằng một nucleotit khác hoặc có một nucleotit được thêm vào trên chuỗi ADN hay một nucleotit trên chuỗi ADN bị mất đi.
Đột biến điểm tuy có làm thay đổi tính trạng nhưng trong một số điều kiện có thể có sự đột biến ngược lạI lúc đó tính trạng đã mất có thểđược phục hồi. Đột biến mất đoạn xảy
ra do hiện tượng mất từ hai nucleotit trở lên. Đột biến này có tính vĩnh viễn vì không có trường hợp đột biến trở lại tình trạng củ.
Tài liệu tham khảo:
1. Madigan, M.T., Martinko, J.M. and Parker, J., 2002. Biology of Microorganisms. Tenth edition, Prenhall.
2. Phạm Văn Kim, 2001. Giáo trình vi sinh đại cương. Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần thơ. 3. Phạm Thành Hổ, 2001. Di truyền học. Nhà xuất bản giáo dục.
Chương 8 SINH CẢNH VÀ VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT NƯỚC