Một số trường hợp vô hiệu hợp đồng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Một phần của tài liệu Vấn đề vô hiệu hóa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực trạng giải quyết hợp đồng vô hiệu (Trang 41 - 46)

2.1 Một số trường hợp vô hiệu hợp đồng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: hàng hóa quốc tế:

Vô hiệu hợp đồng nếu nhầm lẫn chính đáng, một bên trong hợp

đồng chỉ có thể áp dụng vô hiệu hợp đồng do nhầm lẫn, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng sự nhầm lẫn quan trọng đến mức một người thường trong cùng trường hợp như trên sẽ chỉ giao kết hợp đồng với những điều khoản khác hoặc sẽ không khi nào giao kết hợp đồng đó nếu biết được sự thực và phía bên kia cũng mắc cùng một nhầm lẫn như vậy, hoặc gây ra nhầm lẫn, biết hay không thể không biết về sự nhầm lẫn và việc đối tác tiếp tục nhầm lẫn trái với những tiêu chuẩn thương mại thông thường; hoặc vào thời điểm nhầm lẫn phía bên kia của hợp đồng đã không hành động trong sự tin tưỡng vào hợp đồng.

Vô hiệu hợp đồng nếu lừa dối, một bên trong hợp đồng được phép vô hiệu hợp đồng, nếu bên đó giao kết hợp đồng do bị phía bên kia lừa dối về sự việc, kể cả trong ngôn ngữ hoặc hành vi, hoặc do bên kia (bên lừa dối) không cung cấp thông tin về các yếu tố, mà theo những tiêu chuẩn thông thường về công bằng và hợp lý trong thương mại.

Sự khác biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn là ở tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên, hoặc việc bên này không tiết lộ sự thật, bên bị lừa dối có quyền hủy hợp đồng do hành vi diễn đạt “không đúng sự thật” hay không tiết lộ sự việc của bên kia. Một hành vị được coi là lừa dối nếu như nó dẫn đến việc làm bên kia hiểu không đúng sự việc, và giúp bên lừa dối được lợi trên sự thiệt hại của bên bị lừa dối. Một đặc tính nữa của lừa dối là nếu

Vô hiệu hợp đồng nếu đe dọa, một bên trong hợp đồng được phép vô hiệu hợp đồng, nếu bên đó giao kết hợp đồng là do bên kia đe dọa không chính đáng, trong trường hợp nghiêm trọng và tức thời đến nỗi họ không còn cách nào khác hơn là buộc phải giao kết hợp đồng. Cụ thể, sự đe dọa là không chính đáng khi hành vi hoặc bất tắc vi với một bên trong hợp đồng bị đe dọa là bất hợp pháp, hoặc khi mục đích sử dụng nó là bất hợp pháp nhằm đạt được giao kết hợp đồng.

Vô hiệu hợp đồng nếu bất bình đẳng, một bên trong hợp đồng được phép vô hiệu hợp đồng hoặc một điều khoản của nó nếu, vào thời điểm ký kết hợp đồng, hợp đồng hoặc điều khoản đó đã làm cho bên kia được hưởng lợi thế do sự bất bình đẳng một cách không chính đáng. Nói cụ thể, các yếu tố để xem xét sự bất bình đẳng này là: việc một bên lợi dụng sự lệ thuộc, hoàn cảnh khó khăn kinh tế và nhu cầu cấp bách của bên kia, hoặc lợi dụng sự thiếu suy nghĩ, bất cẩn, thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu kỹ năng thương lượng hợp đồng của bên đó; và tích chất mục đích của hợp đồng.

Vô hiệu hợp đồng do bên thứ ba, khi việc lừa dối, đe dọa, lợi dụng sự bất bình đẳng hoặc nhầm lẫn của một bên do lỗi bên thứ ba, mà bên này phải chịu trách nhiệm về hành vi của bên thứ ba, và bên thứ ba biết hoặc phải biết về điều này, hợp đồng cũng có thể bị vô hiệu giống như khi hành vi hoặc nhận thức là do bên này gây ra. Khi việc lừa dối, đe dọa, lợi dụng sự bất bình đẳng hoặc nhầm lẫn của một bên là do lỗi của bên thứ ba, mà bên này không chịu trách nhiệm về hành vi của bên thứ ba, hợp đồng cũng có thể bị vô hiệu nếu bên này biết hoặc phải biết về sự lừa dối, đe dọa, hoặc được lợi lớn, hoặc bên này không hành động dựa trên sự tin tưởng vào hợp đồng trước thời điểm vô hiệu hợp đồng.

Một phần của tài liệu Vấn đề vô hiệu hóa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực trạng giải quyết hợp đồng vô hiệu (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(73 trang)