Một số giống lúa có triển vọng

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm sinh trưởng phát triển và năng suất của 14 tổ hợp lai trong vụ đông xuân 2010-2011 (Trang 47 - 51)

Động thái tích lũy chất khô của một số giống lúa

4.10 Một số giống lúa có triển vọng

Bảng 4.9 Các giống có triển vọng

STT Tên giống TGST (ngày) Khả năng

chống chịu Phẩm chất hạt gạo NSTT (tấn/ha) 1 CT 16 120 Tốt Trung bình 7,53 2 TH 3-7 108 Tốt Ngon 7,07 3 Nhị Ưu 838 (Đ/C) 118 Tốt Trung bình 6,91

Giống CT 16 TGST khoảng 120 ngày. Cây cao 81,30 cm, thân to chống đổ, chịu phân, đẻ khá, lá xanh, cứng. Bông dài 20,43 cm, số hạt/bông ít khoảng 94,9 hạt nhưng có tỉ lệ lép thấp (3,03%). Trọng lượng 1.000 hạt 31,50g, gạo bán tròn, mẩy, hạt

gạo có độ bạc bụng ở mức 3. Là giống cho NSTT cao nhất với 7,53 tấn/ha, cao hơn giống Đ/C 0,62 tấn/ha.

TH 3-7 có TGST khoảng 108 ngày. Cây cao 69,60 cm, thân thấp chống đổ, kháng sâu bệnh khá tốt. TH 3-7 là giống có tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất trong số các giống lúa thí nghiệm với 83,38%. Bông có chiều dài 19,83 cm, số hạt/bông khoảng 101,4 hạt, tỉ lệ lép khoảng 7,37%. Trọng lượng 1.000 hạt 29,00g, gạo thon dài, không bạc bụng. Là giống cho NSTT cao thứ hai với 7,07 tấn/ha, cao hơn giống Đ/C 0,16 tấn/ha.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Qua quá trình theo dõi và nghiên cứu các đặc trưng đặc tính của các giống lúa chúng tôi có những kết luận sau đây

- Các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ 103 đến 120 ngày, giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống HR 3 (103 ngày), dài nhất là giống CT 16 (120 ngày).

- Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm đều thuộc loại trung bình từ 60,00 – 82,93 cm, giống Đ/C Nhị Ưu 838 có chiều cao và tốc độ tăng chiều cao lớn nhất, thấp nhất là giống HR 3.

- Các giống có khả năng đẻ nhánh trung bình, thời gian đẻ nhánh tập trung, trong đó giống có khả năng đẻ nhánh tập trung nhất là HR 3, giống Nhị Ưu 838 có thời gian đẻ nhánh dài nhất. Số nhánh tối đa cao nhất là giống Nhị Ưu 838 (8,07 nhánh), thấp nhất giống HR 3 (5,93 nhánh). Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu của giống ở mức trung bình đến khá, giống TH 3-7 cao nhất tiếp theo đến giống TH 3-6, thấp nhất giống Đ/C Nhị Ưu 838 (66,91%).

- Các giống lúa bị sâu bệnh hại ở mức độ nhẹ, không có giống nào bị hại tới mức ảnh hưởng tới năng suất. Nhìn chung các giống thích nghi với điều kiện sinh thái tại vùng nghiên cứu.

- Năng suất thực thu của các giống trong thí nghiệm đạt từ 4,03 - 7,53 tấn/ha, trong đó giống CT 16 có năng suất cao nhất 7,53 tấn/ha tiếp đến giống TH 3-7 (7,07 tấn/ha). Giống đối chứng Nhị Ưu 838 chỉ đạt 6,20 tấn/ha.

- Các giống lúa trong thí nghiệm có phẩm chất gạo trung bình, có độ bạc bụng từ 0 - 5 điểm và hầu hết các giống đều có dạng hạt thon dài, riêng TH 7-7 và TH 7-2

có dạng hạt thon, ba giống CT 16, TH 17 và giống Đ/C Nhị Ưu 838 có dạng hạt bán tròn.

Như vậy qua kết quả nghiên cứu chúng ta nhận thấy hai giống CT 16, TH 3-7 có những ưu điểm vượt trội như năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, dạng cây đẹp, kháng sâu bệnh khá tốt so với giống đối chứng và các giống khác.

5.2 Đề nghị

Bộ giống cần được tiếp tục tiến hành thí nghiệm thêm vào vụ Hè Thu và trên các địa phương trồng lúa khác của tỉnh Gia Lai để có thể đánh giá đặc tính của các giống cũng như đánh giá về năng suất và phẩm chất gạo.

Qua nghiên cứu bước đầu cho thấy, tại huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai, hai giống CT 16, TH 3-7 thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng và chống chịu sâu bệnh tốt cho năng suất khá cao. Cần đưa hai giống này vào bộ giống thí nghiệm của tỉnh để tiếp tục khảo nghiệm và đưa ra sản xuất thử.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm sinh trưởng phát triển và năng suất của 14 tổ hợp lai trong vụ đông xuân 2010-2011 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)