Động thái tích lũy chất khô

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm sinh trưởng phát triển và năng suất của 14 tổ hợp lai trong vụ đông xuân 2010-2011 (Trang 39 - 40)

Động thái tăng trưởng chiều cao của một số giống lúa

4.6 Động thái tích lũy chất khô

Sự tích lũy chất khô là kết quả của suốt quá trình hoạt động sống của cây, trong đó quá trình quang hợp của lá đòng đóng vai trò quan trọng nhất. Sự tích lũy chất khô không chỉ phụ thuộc vào đặc tính giống, từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh: mưa, nhiệt độ, ánh sáng…

Bảng 4.6.Động thái tích lũy chất khô

Giống

Trọng lượng chất khô (g/bụi)

Giai đoạn đẻ

nhánh

Giai đoạn làm

đòng Giai đoạn trổ Giai đoạn chín

TH 3-3 4,8 26,7 56,1 66,7 TH 7-7 5,5 27,5 55,3 65,8 TH 7-2 5,5 39,1 59,9 63,6 CT 16 5,1 34,8 56,6 68,9 TH 3-8 5,0 29,7 57,0 61,1 TH 17 5,1 35,4 61,3 64,6 TH 3-5 4,2 30,0 56,0 60,9 TH 3-6 4,5 33,5 56,9 60,1 TH 7-8 4,3 33,1 62,4 66,0 TH 3-7 4,7 34,2 63,7 73,2 Nhị Ưu 838 (đ/c) 4,0 37,7 61,7 68,6 VL 24 4,0 31,0 55,8 63,4 HR 3 3,4 30,7 53,9 58,2 VL 50 3,6 35,0 53,6 60,0

Qua bảng 4.6 cho thấy động thái tích lũy chất khô của các giống tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng và đạt cực đại vào giai đoạn chín.

Giai đoạn đẻ nhánh: Trọng lượng chất khô của các giống đều lớn hơn đối chứng và dao động từ 3,4 – 5,5 g, cao nhất TH 7-2 và TH 7-7 (5,5 g) và thấp nhất là HR 3 (3,4 g), so với Đ/C là 4,0 g.

Động thái tích lũy chất khô ở giai đoạn làm đòng giữa các giốngdao động từ 26,7 – 39,1 g.

Giai đoạn trổ: Hầu hết các giống đều có trọng lượng chất khô thấphơn Đ/C từ 53,6 – 63,7 g và Đ/C là 61,7 g.

Giai đoạn chín: Động thái tích lũy chất khô dao động 58,2 – 73,2 g, cao nhất là TH 3-7 (73,2 g) và thấp nhất HR 3 (58,2 g) và Đ/C 68,6 g.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm sinh trưởng phát triển và năng suất của 14 tổ hợp lai trong vụ đông xuân 2010-2011 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)