Một số kết quả tham khảo

Một phần của tài liệu Xác định thông số động học của Ruby tự nhiên bằng nhiệt phát quang (Trang 49 - 53)

Đường phát quang thu được từ thực nghiệm có hình dạng khá giống với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong các tài liệu tham khảo.

 Đường phát quang của ruby tự nhiên theo nghiên cứu của G. E. Arkhangelskii và các cộng sự [6] được chiếu xạ với các điều kiện khác nhau đã cho các dạng đường cong phát quang như sau:

• Đường 1: Mẫu được chiếu xạ bằng tia γ, nhiệt độ đỉnh chính Tmax

= 2990C, E = 1.49 eV.

• Đường 2: Mẫu được chiếu sáng bằng quang học, có nhiệt độ đỉnh chính

Hình 6.4:Đường nhiệt phát quang của Ruby tự nhiên Đường 1 được chiếu xạ bằng tia γ: Tmax = 2990C, E = 1.49 eV Đường 2 được chiếu sáng bằng quang học: Tmax = 3190C, E = 1.47 eV

 Với kết quả tiến hành đo đường cong phát quang của S. Govinda trong đề tài nghiên cứu của mình [7], tác giả đưa ra dạng đường cong phát quang của Ruby tự nhiên với một đỉnh chính (đường 2).

Mẫu Ruby tự nhiên này được chiếu xạ bằng chùm tia X trong 4 giờ, có nhiệt độ đỉnh chính vào khoảng Tmax = 340OC.

Hình 6.5: Đường cong nhiệt phát quang của Ruby tự nhiên chiếu xạ bằng chùm tia X trong thời gian 4 giờ, Tmax = 3400C.

Từ các kết quả tham khảo của các tác giả với công trình nghiên cứu liên quan, ta quan sát thấy dạng đường cong nhiệt phát quang đo được của mẫu Ruby tự nhiên thu được của ta cũng phù hợp với các công trình trên. Tuy nhiên, về kết quả giải chập đường cong nhiệt phát quang để xác định các thông số bẫy của ta vẫn chưa mang tính khách quan vì các tài liệu so sánh và đối chiếu không nhiều và rộng.

Nếu có thời gian để khảo sát tiếp theo, chúng tôi sẽ dùng thêm các phương pháp phụ trợ khác để kết quả thu được có độ chính xác cao. Chúng tôi cũng muốn khảo sát thêm ảnh hưởng của các loại tia chiếu xạ khác lên hình dạng đường phát quang cũng như các thông số động học của ruby tự nhiên.

KẾT LUẬN

 Bằng cách ứng dụng kiến thức về lý thuyết nhiệt phát quang và lý thuyết các phương pháp giải chập đường cong phát quang, chúng tôi đã xác định được các thông số bẫy đặc trưng của Ruby tự nhiên, bước đầu trong việc tìm hiểu mô hình khuyết tật của Ruby tự nhiên, yếu tố quan trọng quyết định màu sắc cũng như cơ sở của việc thẩm định chất lượng, giá trị hoàn hảo của loại đá quý này.

 Vì thời gian không cho phép, chỉ sử dụng phương pháp sườn lên ban đầu và fitting tự do để giải chập đường cong nhiệt phát quang của Ruby tự nhiên, hơn nữa kết quả thu được còn mang tính chủ quan do chưa có sự so sánh nhiều với các công trình cùng hướng thực nghiệm khác.

 Để đề tài được hoàn thiện hơn, em rất mong có điều kiện để kiểm tra lại kết quả thực hiện của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trương Quang Nghĩa, Giáo trình môn học nhiệt phát quang và ứng dụng

[2] Phạm Văn Long, 1999.Đặc điểm bao thể rubi, saphir Lục Yên. TC Địa chất, A/252 : 21-28, Hà Nội

[3] http://www.rgg.vn

[4] http://tungpathfinder.wordpress.com

[5] M. Martini & F. Meinardi (1997), Thermally stimulated luminescence: new perspectives in the study of defects in solids.

[6] G. E. Arkhangelskii, Z. L. Morgenshtern & V. B. Neustruev, Colour Centres in Ruby Crystals.

Một phần của tài liệu Xác định thông số động học của Ruby tự nhiên bằng nhiệt phát quang (Trang 49 - 53)