Thoái hoá và phục hồi độ phì của đất

Một phần của tài liệu ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG ĐẤT (Trang 84 - 87)

3. Đặc trưng đất rừng Việt Nam

3.3.6. Thoái hoá và phục hồi độ phì của đất

(1) Sự thoái hoá độ phì của đất rừng

A - Miền đồi núi

Sau khi rừng bị tác động ở mức nặng nhẹ khác nhau đều có ảnh hưởng rõ rệt đến sự suy giảm độ phì của đất.

Khi rừng tự nhiên bị tác động từ rừng giàu biến thành rừng nghèo kiệt sẽ làm suy giảm khả năng phòng hộ của rừng. Dòng chảy kiệt ngày càng ít đi.

Sự tuần hoàn sinh học về các chất khoáng dinh dưỡng diễn ra giữa rừng và đất ngày càng nghèo nàn hơn.

Đặc biệt nghiêm trọng nếu rừng bị mất đi và trở thành đất trống đồi núi trọc, thì sự thái 81

hoá độ phì của đất sẽ diễn ra ác liệt và trầm trọng hơn, biểu hiện:

Cường độ xói mòn đất trở nên gay gắt hơn. Lượng đất bị rửa trôi có thể lên tới 115 - 170 tấn/ha/năm, với bề dày lớp đất mặt bị bào mòn mất từ 1 – 1,5 cm/năm.

Hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng trong đất cũng mất đi mỗi năm khoảng 15 – 20 % khối lượng vốn có trong đất.

Lý tính đất bị thoái hóa mạnh. Dung trọng, độ xốp giảm, đất mất cấu tượng, chặt, kém thoát nước. Độ ẩm của đất tuiừ trạng thái quanh năm đầy đủ cho cây rừng tồn tại, đến trạng thái bị khô hạn gay gắt, thiếu nước trầm trọng cho cây rừng, nhất là trong mùa khô.

Quá trình rửa trôi các chất khoáng dinh dưỡng và kéo sét theo dòng chảy ngày càng

mạnh vì dòng chảy trên mặt đất khoảng 802 m3 nước/ha/năm khi còn có rừng tự nhiên che

phủ, tăng lên 4.680 m3 nước/ha/năm, khi mất rừng.

Quá trình hình thành tầng kết von Fe2O3 + Al2O3 và tầng đá ong, diễn ra mạnh hơn, do

đất bốc hơi nước vào không khí quá mạnh và Fe++ và Al+++ từ nước ngầm đưa lên, tích tụ ở

tầng B, tạo thành kết von Fe, Al và đá ong, làm đất thoái hoá.

B – Vùng đất ngập mặn ven biển

Sự tàn phá rừng ngập mặn ven biển đã và đang diễn ra rất gay gắt trong những năm gần đây, chủ yếu là lấy đất để làm các đầm nuôi tôm nước lợ. Hậu quả là:

Quá trình phèn hoá diễn ra dữ dội trên đất ngập mặn phèn tiềm tàng. Giảm tốc độ trầm tích phù sa vùng ven biển.

Giảm đáng kể khả năng cố định các bãi bồi, khả năng nâng cao độ thành thục cần thiết của đất.

Quy luật ngập nước triều ven biển trên đất ngập mặn bị đảo lộn.

C – Vùng đất phèn

Sau khi rừng tràm bị tàn phá sự thoái hoá của đất phèn đã diễn ra:

Đất than bùn phèn tiềm tàng, trở thành đất phèn hoạt động mạnh và không còn tầng than bùn.

Cường độ phèn của đất tăng lên rõ rệt.

Muối phèn không những làm ô nhiễm môi trường đất mà còn làm ô nhiễm cả nguồn nước trong vùng.

Hàm lượng các độc tố trong đất tăng lên đáng kể vvv…

(2) Phục hồi độ phì của đất rừng

Để phục hồi và nâng cao độ phì của đất rừng, con đường duy nhất là cần phải phục hồi 82

lại các hệ sinh thái rừng trên 10.602.728 ha đất trống đồi núi trọc (Viện QHTKNN – 1997) và ngay trên các trạng thái rừng tự nhiên bị tác động nhiều trở thành trạng thái rừng nghèo kiệt, chúng ta cũng cần phải áp dụng các biện pháp lâm sinh làm giàu các rừng tự nhiên nghèo kiệt này.

Sau đây là các biện pháp phục hồi và nâng cao độ phì của đất rừng.

A. Đất miền đồi núi

Khoanh nuôi tái sinh, phục hồi lại rừng trên các trạng thái đất trống sau nương rẫy và đất trảng cây bụi, cỏ cao trên đất trống đồi núi trọc (đây là biện pháp dễ làm, đầu tư ít, nhưng hiệu quả cao).

Làm giàu các trạng thái rừng tự nhiên, trở thành các trạng thái rừng có cấu trúc nhiều hơn về số loài và tầng tán (chú ý: sử dụng các loài cây bản địa, có giá trị kinh tế cao và cho nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế ngoài gỗ).

Trồng rừng: Trồng lại rừng trên các đối tượng rừng tự nhiên nghèo kiệt, cần phải cải tạo.

Trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc.

Trong công tác trồng rừng, cố gắng trồng rừng hỗn loài, chú ý đến các cây gỗ họ Đậu có khả năng cố đinh N, như keo lá tràm, keo tai tượng và keo lai v.v.…và ưu tiên áp dụng phương thức trồng rừng theo phương thức Lâm Nông kết hợp.

B - Đất ngập mặn

Đảm bảo tái sinh tự nhiên của các loại rừng ngập mặn tiên phong cố định các bãi bồi, như rừng mắm trắng, rừng mắm biển, rừng mắm đen và rừng bần chua được thuận lợi như nghiêm cấm việc cào sò, ngao trên các bãi bùn loãng, bắt đầu có rừng ngập mặn tiên phong cố định bãi bồi.

Quy hoạch khu phòng hộ nghiêm ngặt trên đất ngập mặn ven biển có bề rộng từ 500 – 1000 m, nằm ngoài cùng, tiếp giáp với biển, bảo vệ diện tích rừng ngập mặn đã có và trồng thêm các diện tích rừng ngập mặn mới nhằm:

- Mở rộng nhanh diện tích đất ngập mặn ra biển.

- Nâng cao độ thành thục của đất để cố định bãi bồi.

- Nâng cao hàm lượng chất hữu cơ và các chất khoáng dinh dưỡng cho đất ngập mặn.

Trồng lại rừng ngập mặn theo phương thức Lâm Ngư kết hợp, 60 % diện tích đầm là rừng ngập mặn 40 % diện tích là xây dựng kênh, mương bờ bao để nuôi tôm, cua, cá ở vùng đất ngập mặn ven biển.

C - Đất phèn

Nghiêm cấm việc chặt phá rừng tràm và đốt tầng than bùn dưới rừng tràm để lấy đất sản xuất nông nghiệp.

Trồng lại rừng tràm trên đất phèn hoạt động mạnh, theo các phương thức sau đây: Trồng rừng tràm quảng canh.

Trồng rừng tràm thâm canh.

Trồng rừng tràm theo phương thức Lâm, Nông, Ngư kết hợp (Rừng tràm + lúa nước + cá nước ngọt).

Một phần của tài liệu ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG ĐẤT (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w