3. Đặc trưng đất rừng Việt Nam
3.2.5. Nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn
Chú thích: Cũng có tác giả đặt tên là đất đỏ, xám nâu nhiệt đới bán khô hạn (Nguyễn Tứ Siêm – Thái Phiên 1999).
Trên bản đồ đất của tỉnh Ninh Thuận, với tỷ lệ 1/50.000 phân loại đất theo phương pháp định lượng của FAO – UNESCO (2000), lại đặt tên là nhóm đất xám vùng bán khô hạn.
Đây là một trong những nhóm đất ở Việt Nam còn nhiều tồn tại nhất, đầu tiên là tên nhóm đất, hầu như chưa thống nhất giữa các nhà khoa học, như trên đã trình bày.
Thứ hai là vùng phân bố của đất nâu nhiệt đới bán khô hạn, nhiều nhà thổ nhưỡng nông nghiệp cho rằng: Nhóm đất này tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và 1 diện tích nhỏ phân bố ở Tây Nguyên (khu vực Cheo Reo – Phú Bổn có 1.861 ha).
Tuy nhiên khi nghiên cứu các loại đất rừng Việt Nam, chúng ta còn phát hiện loại đất này phân bố ở khu vực Mường Xén (tỉnh Nghệ An), nơi có nhiệt độ trung bình năm 23,8ºC , có mùa đông với lượng mưa rất thấp: 625 mm/năm và lượng bốc hơi nước > 1000 mm/năm, có mùa khô dài và sâu sắc (9 tháng, từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau), với loại rừng nhiệt đới nguyên sinh, thưa, rụng lá: Rừng săng lẻ (Lagerstroemia tomentosa).
Ngoài ra còn có khu vực thượng nguồn sông Mã (tỉnh Sơn La), có nhiệt độ trung bình năm 21,8ºC, với lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi, lượng mưa trung bình cả năm 1.050 mm. Rừng khí hậu ở đây là rừng nhiệt đới thưa rụng lá (rừng săng lẻ), sinh trưởng xấu. Khu vực này cũng có nhiều cây chủ thả cánh kiến đỏ, cho năng xuất và chất lượng cao, như cây cọ phèn (Protium serratum) và cây cọ khiết (Dalbergia hupeana). Loại đất xám nâu nhiệt đới bán khô hạn cũng phân bố ở đây (Nguyễn Ngọc Bình, 1996).
Vấn đề tồn tại cuối cùng là diện tích đất nâu nhiệt đới bán khô hạn ở Việt Nam, theo Hội Khoa Học Đất Việt Nam, viện QHTKNN, và Tổng Cục Địa Chính (năm 2000) thì diện tích đất nâu nhiệt đới bán khô hạn ở Việt Nam chỉ có: 42.330 ha, bao gồm 2 đơn vị:
Đất đỏ vùng bán khô hạn (Chromic Lixisols): 2.230 ha. (hình thành trên đá mẹ mác ma trung tính và kiềm, đá bazan và Andesite).
Đất nâu vàng nhiệt đới bán khô hạn, có diện tích: 40.100 ha (hình thành trên phù sa cổ và đá Granite).
Năm 2000, một bản đồ đất của tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng trên hệ thống phân loại định lượng của FAO – UNESCO, với tỷ lệ 1/50.000, gồm 9 nhóm đất với 75 đơn vị đất được phân loại, do Sở NN và PTNT chủ trì, thì nhóm đất xám vùng bán khô hạn ở tỉnh Ninh Thuận rộng tới 232.015 ha (chiếm 69 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh) lớn hơn gấp 5 lần diện tích nhóm đất này trong toàn quốc.
Nhóm đất xám vùng bán khô hạn ở tỉnh Ninh Thuận chỉ gồm 2 đơn vị:
- Đất xám vùng bán khô hạn trên đá Granite giàu thạch anh (diện tích rộng nhất).
- Đất xám nâu vùng bán khô hạn trên phù sa cổ (diện tích ít hơn).
Như vậy diện tích nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn chắc chắn không thể quá nhỏ bé, như trên bản đồ đất toàn quốc, 1996 đã xác định.
Đặc điểm chung của nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn
Đặc điểm quan trọng đầu tiên là đất nâu nhiệt đới bán khô hạn là đất có phản ứng ít chua và
trung tính pH (H2O) = 5,8 – 6,8.
Hàm lượng cation Ca++,Mg++ trao đổi trong đất tương đối cao: Từ 5,5 – 20 lđl/100g
đất.
Độ bão hoà bazơ của đất cũng cao: 50 – 80 % (do quá trình rửa trôi, trong đất yếu). Hàm lượng mùn ở trong đất rất thấp, hoặc thấp (1,67 – 3,68 %).
Tỷ lệ C/N cũng rất thấp (6 – 10), biểu hiện cường độ phân giải chất hữu cơ diễn ra nhanh và khả năng tích luỹ mùn trong đất thấp.
Tỷ lệ Tỷ lệ SiO2 Al2O3 SiO2 R2O3
trong keo sét khá cao: 2,12 – 2,50.
trong keo sét = 1,63 – 1,97.
AFC
Tỷ lệ keo dương so với keo âm CEC = 0,40 – 0,60.
(PTS Hoàng Văn Huây – 1979).
Như vậy đất nâu nhiệt đới bán khô hạn có cường độ Feralít yếu và Fe2O3 được tích luỹ
ở dạng it ngậm nước, nên đất có màu lẫn nâu.
Theo Nguyễn Ngọc Bình (1995) thì đất nâu nhiệt đới bán khô hạn mang đặc điểm của vỏ phong hoá: Fersialit.
Đặc điểm các đơn vị đất trong nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn (1) Đất đỏ hoặc đỏ nâu nhiệt đới bán khô hạn (Chromic Lixisols)
Có diện tích: 2.230 ha, phân bố chủ yếu ở ven thị xã Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận. Đất được hình thành trên đá mác ma trung tính – Andesite. Đất có màu đỏ hoặc đỏ nâu.
(2) Đất xám nâu nhiệt đới bán khô hạn
Có diện tích: 40.100 ha, phân bố ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa cổ, giầu SiO2.
Đất có màu xám nâu, thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng trung tính và ít chua.
Độ bão hoà bazơ cao, đất nghèo mùn và dễ hình thành tầng kết von Fe, Al trong phẫu 60
diện.
(3) Đất xám nhiệt đới bán khô hạn
Đây là đơn vị đất nâu nhiệt đới bán khô hạn có diện tích lớn nhất, nhưng hiện chưa xác định được chính xác về diện tích.
Đất được hình thành trên đá Granite, giàu thạch anh và trên đá cát v.v…
Đất xám nhiệt đới bán khô hạn có hàm lượng cát tương đối cao 65 – 75 %, hàm lượng
sét: 10 – 15 %, đất ít chua hoặc trung tính pH(KCl) = 5,5 – 7,1.
Độ bão hoà bazơ khá cao: ≥ 70 %.
Trong phẫu diện, tầng đất mặt (A) bị chai cứng, khô; tầng B có tích tụ sét (Argic) và kết von Fe, Al.
Ngoài các đơn vị chính trong nhóm đất nâu nhiệt đới bán khô hạn trên, chúng ta còn gặp các đơn vị đất sau, nhưng chưa được nghiên cứu sâu và cụ thể:
Đất nâu vàng trên phiến thạch sét ở vùng bán khô hạn (Nghệ An). Đất cát ở vùng bán khô hạn (ven biển Nam Trung Bộ).
Đất phù sa mặn kiềm (đất Cà rang – Solonetz). Đất có pH (KCL) = 8 hàm lượng muối
Na2CO3 rất cao > 9 %, có diện tích hẹp 202 ha, phân bố ở Ninh Thuân và Bình Thuận vv…