2. Ý nghĩa của đề tài
3.2.3. Tác động đến thu nhập
3.2.3.1. Sinh kế của cộng đồng từ KBTTN Mường Nhé
Từ khi thành lập BQL KBTTN Mường Nhé, năm 2008, cộng đồng xã Chung Chải đã được hưởng lợi trực tiếp từ việc nhận khoanh nuôi tái sinh và khoán bảo vệ rừng với BQL KBT. Đây là một nguồn thu nhập lớn đối với mỗi hộ gia đình trong xã. Trung bình mỗi hộ gia đình nhận được 4.636.000đ/năm (năm 2008). Đến năm 2009, thu nhập này tăng lên gấp đôi theo quyết định số1274/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 27/7/2009 về
việc phê duyệt thiết kế dự toán đầu tư hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng tự nhiên chuyển tiếp cho Ban quản lý KBTTN Mường Nhé (Bảng 14).
Bảng 14. Thu nhập từ nhận khoán rừng của xã Chung Chải Bản Nội dung Diện tích
(ha) Thu nhập 2008 (VND/hộ gđ/năm) 2009 (VND/hộ gđ/năm) Đoàn Kết
Khoanh nuôi tái sinh 22,73 2.273.000 4.546.000 Khoán bảo vệ rừng 23,63 2.363.000 4.726.000
Cộng 46,36 4.636.000 9.272.000 Nậm
Păc
Khoanh nuôi tái sinh 6,66 6.660.000 1.332.000 Khoán bảo vệ rừng 10,59 1.059.000 2.118.000
Cộng 17,25 7.719.000 3.450.000
Nguồn: Ban quản lý KBTTN Mường Nhé, 2009 Ngoài lợi ích trực tiếp là tăng thu nhập, cộng đồng xã Chung Chải còn được hưởng lợi gián tiếp từ hoạt động bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh. Theo kết quả phỏng vấn các hộ gia đình trong xã, trong những năm gần đây người dân không phải chịu những thiên tai như hạn hán, lũ lụt,…; nguồn nước tại địa phương vẫn được đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt cũng như canh tác lúa nước. Từ năm 2005 đến 2008, diện tích canh tác lúa nước tăng 1,53 lần (Niên giám thống kê Mường Nhé, 2008). Điều này chứng tỏ nguồn nước trong khu vực khá dồi dào. Đây cũng là minh chứng cho việc bảo vệ tốt rừng đầu nguồn của địa phương.
3.2.3.2. Tỷ trọng thu nhập từ khai thác tài nguyên và sản xuất qua các giai đoạn
Thực hiện điều tra 30 hộ ở bản Đoàn Kết và Nậm Pắc về thu nhập từ các nguồn tài nguyên và sản xuất nông lâm nghiệp, qua đó tổng hợp số liệu chúng tôi có được tỷ trọng qua các năm theo các giai đoạn, như bảng 15 và được thể hiện ở các hình 1, 2,3 như sau:
Bảng 15. Tỷ trọng thu nhập từ khai thác tài nguyên và sản xuất qua các giai đoạn
TT Loài Tỷ trọng (%) Phân công lao động Trước 2004 2004 - 2008 2008 – Nay Nữ Nam 1 Khai thác động vật rừng 11,7 4,3 1,6 x 3 Cá suối 5,4 3,6 2,2 X x 4 Gỗ 12,3 4,7 3,4 x 5 Củi 5,6 4,4 4,8 xx x 6 Lâm sản ngoài gỗ 8,4 5,2 5,0 xx x
7 Sản xuất Nông nghiệp 56,6 67,2 71,3 X x
8 Sản xuất lâm nghiệp 0,0 10,6 12,7 x x
Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn, tháng 12/2009
Hình 2. Tỷ trọng thu nhập xã Chung Chải từ 2004 - 2008
Hình 3. Tỷ trọng thu nhập xã Chung Chải từ năm 2008 đến nay
Qua bảng trên cho thấy tỷ trọng thu nhập dựa vào các nguồn tài nguyên giảm theo thời gian. Trước năm 2004, nguồn thu từ khai thác động vật rừng là 11,7 % đến năm 2009 chỉ 1,6%. Tương tự gỗ cũng có chiều hướng giảm mạnh. Trong khi đó nhu cầu về củi giảm không đáng kể năm trước năm 2004 là 5,6%, giai đoạn 2004 – 2008 là 4,4%, đến nay có nhu cầu tăng. Đối với các loài LSNG có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, nhu cầu LSNG là hàng ngày đối với cộng đồng ở đây: đan lát, làm nhà, cây thuốc, làm các vật dụng trong gia đình.
Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp chiếm khá cao trong thu nhập của người dân. Trước năm 2004, chỉ có 56,6%; giai đoạn 2004- 2008, 67,2%; năm 2009 chiếm 71,3%.
Đối với sản xuất lâm nghiệp trước năm 2004 là 0%, đến năm 2009 chiếm 12,7% trong thu nhập, chủ yếu là công giao khoán khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng theo Chương trình 661.