2. Ý nghĩa của đề tài
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Kinh tế
a/ Sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp các xã thuộc vùng đệm KBTTN Mường Nhé chiếm 2,69% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa (lúa nước và lúa nương) chiếm 62,75% tổng quỹ đất nông nghiệp, còn lại là các diện tích đất trồng ngô, sắn... và diện tích đất vườn tạp. Tập quán canh tác lạc hậu, cộng với điều kiện địa hình tương đối phức tạp, việc đầu tư về giống vốn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nên việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao, năng suất cây trồng đạt thấp. Bình quân thu nhập từ lúa thấp, chỉ 170kg thóc/người/năm. Ngoài ra, thu nhập từ ngô, khoai, sắn... trung bình chỉ 60kg/người/năm (Bảng 4).
Bảng 4. Diện tích đất trồng cây nông nghiệp (Đơn vị tính: ha)
TT Xã Diện tích
Tự nhiên Lúa Ngô Khoai Sắn
Cây ăn quả 1 Sín Thầu 34.020 294,60 74,80 - 40 3,00 2 Chung Chải 39.069 385,00 260,00 - 50 3,10 3 Mường Nhé 28.019 440,30 182,00 5 85 9,40 4 Mường Toong 23.194 604,50 285,50 8 74 10,10 5 Nậm kè 22.333 687,70 134,50 28 200 5,50 6 Quảng Lâm 23.327 453,50 140,00 4 94 5,50 Tổng cộng 169.962 2.865,60 1.076,80 45 543 36,60
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mường Nhé, 2008 Trong khu vực vẫn còn tình trạng sử dụng đất theo cổ truyền không có các biện pháp cải tạo làm giàu và duy trì độ phì cho đất, chưa áp dụng biện pháp chống xói mòn để bảo vệ đất đai dẫn đến tình trạng đất chỉ canh tác được 2 - 3 năm, năng suất giảm phải bỏ hoang. Diện tích đất nương rẫy, đất thoái hóa trên toàn khu vực chiếm tỷ lệ cao. Việc phát triển kinh tế vườn và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại của địa phương còn nhiều hạn chế. Một số ít các hộ đã tạo dựng mô hình vườn cây, vườn quả song vẫn còn manh mún, chưa tạo ra những mô hình chuẩn về nông lâm kết hợp, chưa tạo ra giá trị hàng hóa có giá trị cao (Bảng 5).
Bảng 5. Sản lượng cây lương thực có hạt (Đơn vị tính: tấn) TT Xã 2005 2006 2007 2008 1 Sín Thầu 926 922 959 731 2 Chung Chải 577 670 715 956 3 Mường Nhé 990 1.125 1.215 977 4 Mường Toong 2.818 1.114 1.350 1.306 5 Nậm Kè - 1.025 1.056 1.068 6 Quảng Lâm - 839 1.106 790 Tổng cộng 5.311 5.695 6.401 5.828
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mường Nhé, 2008
Chăn nuôi
trâu, 3.625 bò, 8.276 lợn và 26.211 gia cầm. Phần lớn các loài gia súc gia cầm được chăn thả tự do. Việc phòng chống dịch bệnh hàng năm chưa được chú trọng, chăn nuôi chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chưa phát triển theo hình thức trang trại. Do vậy, sản lượng đạt thấp dẫn tới thu nhập từ chăn nuôi không cao (Bảng 6).
Bảng 6. Số lượng gia súc, gia cầm
Đơn vị tính: con
TT Các xã
Gia súc
Gia cầm
Ngựa Dê Trâu Bò Lợn Tổng
1 Sín Thầu 12 5 5 1.158 1.046 625 2.896 1.420 2 Chung Chải 11 94 493 287 398 1.283 1.456 3 Mường Nhé 140 120 1.396 780 1.185 3.621 5.582 4 Mường Toong 123 203 1.238 760 2.438 4.762 8.071 5 Nậm kè 46 270 1.324 472 2.475 4.587 4.720 6 Quảng Lâm 90 52 1.355 280 1.155 2.932 4.962 Tổng cộng 422 794 6.964 3.625 8.276 20.081 6.211
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mường Nhé, 2008
b/ Lâm nghiệp
Khai thác lâm sản
Do phần lớn dân cư ở khu vực thuộc thành phần dân tộc ít người, có tập quán và thói quen sống dựa vào tài nguyên rừng nên nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên rừng rất lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do việc thực thi pháp luật về rừng được thực hiện tốt nên việc khai thác lâm sản cũng giảm đi rất nhiều. Hiện nay, cộng đồng dân cư tại đây chủ yếu chỉ khai thác củi, tre nứa và một phần gỗ (chủ yếu để phục vụ nhu cầu sử dụng tại chỗ). Sản lượng khai thác gỗ và một số loại lâm sản khác được thể hiện ở bảng 7.
Bảng 7. Sản lượng khai thác một số loại lâm sản
TT Xã Gỗ (m3) Củi (ste) Tre (nghìn cây) Nứa (nghìn cây)
1 Sín Thầu 140,0 6.885 150 120 2 Chung Chải 400,0 9.845 210 165 3 Mường Nhé 525,0 18.675 450 320 4 Mường Toong 290,0 15.170 370 280 5 Nậm kè 370,0 16.500 410 280 6 Quảng Lâm 257,0 13.420 380 300 Tổng cộng 1.982,0 80.495 1.970 1.465
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mường Nhé, 2008
Giao đất giao rừng
Công tác giao đất khoán rừng mới chỉ được thực hiện trong mấy năm gần đây. Trước đây là Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với UBND huyện và phòng địa chính, nay có thêm BQL KBTTN Mường Nhé đã thực hiện giao đất giao rừng cho từng xã tuy nhiên tốc độ triển khai còn chậm diện tích đã giao khoán là 7.150 ha cho 520 hộ gia đình (chiếm 9,8% rừng và đất trống đồi trọc). Phần diện tích được giao chủ yếu quanh vùng phân bố dân cư còn lại những nơi cao, xa do lực lượng kiểm lâm quản lý. Tại xã Chung Chải, BQL KBTTN Mường Nhé đã giao cho 20 hộ và nhóm hộ 4.542,2ha diện tích rừng khoanh nuôi và 4.070,8ha diện tích rừng bảo vệ.
c/ Các ngành kinh tế khác
Nền kinh tế của cả khu vực còn mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu, cộng với điều kiện vùng cao xa xôi, tiềm năng về khoáng sản không có. Do vậy các ngành kinh tế khác của địa phương khó có điều kiện phát triển. Hiện tại chỉ có một số hộ đồng bào người Kinh kinh doanh buôn bán tạp hoá và ăn uống ở trung tâm huyện và các xã.
3.1.2.2. Xã hội
KBTTN Mường Nhé bao gồm 6 xã thuộc vùng đệm với hầu hết là các dân tộc và tộc người thiểu số như Mông, Hà Nhì, Sila, Xạ Phang… Tỷ lệ người dân tộc Mông chiếm tới 58,7%, tiếp đó tới người Hà Nhì (18,01%), người Thái (11, 65%)…(Bảng 8).
Bảng 8. Thành phần dân tộc trong khu vực TT Dân tộc, Tộc người Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Mông 11.259 58,70
2 Hà Nhì 3.455 18,01 3 Thái 2.235 11,65 4 Dao 611 3,19 5 Kinh 538 2,80 6 Xạ Phang 488 2,54 7 Khác 595 3,10 Tổng cộng 19.181 100
Nguồn: Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết KBTTN Mường Nhé, 2008 Với tổng diện tích tự nhiên là 169.962ha, 6 xã này có dân số 25.667 người nhưng phân phố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại xã Mường Nhé và xã Nậm Kè. Đây là hai xã nằm ở gần trung tâm huyện Mường Nhé, giao thông thuận tiện (Bảng 9).
Tổng số lao động trong vùng là 9.651 lao động chiếm 37,6% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu chiếm 84,3%; lao động thuộc các ngành nghề khác bao gồm cán bộ chủ chốt xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục.
Bảng 9. Diện tích, dân số và mật độ
TT Xã Diên tích xã(ha) (người)Dân số (người/kmMật đô2)
1 Sín Thầu 34.020 1.842 5 2 Chung Chải 39.069 4.286 11 3 Mường Nhé 28.019 6.205 22 4 Mường Toong 23.194 4.622 20 5 Nậm kè 22.333 5.228 23 6 Quảng Lâm 23.327 4.359 19 Tổng cộng 169.962 25.667
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mường Nhé, 2008 Xã Chung Chải nằm ở vùng đệm KBTTN Mường Nhé có diện tích 39.060ha và có 55,3km đường ranh giới với KBT. Cả xã có 05 bản với tổng số dân trong xã là 3.411 khẩu, mật độ 11,01người/km2. Theo số liệu điều tra của phòng thống kê huyện Mường Nhé, dân số trong xã đã tăng gần 1,8 lần so với năm 2005 và tăng 5,9 lần so với năm 1991. Sự thay đổi dân số của xã Chung Chải được thể hiện ở bảng 10 dưới đây.
Bảng 10. Tình hình dân số xã Chung Chải qua các năm
TT Nội dung 1991 2000 2005 2006 2007 2008
1 Dân số (người) 578 1377 1.905 1.849 2.163 3.411 2 Mật độ
(người/km2) 1,48 3,53 6,15 5,97 6,98 11,01
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mường Nhé, 2008
Giáo dục: Hệ thống giáo dục đã đến tận thôn, bản. Đã có đến 7 trường tiểu học với 14 điểm trường. Trẻ em đến tuổi được khuyến khích đến trường và được trợ cấp. Hầu hết các trường tiểu học chưa được xây dựng kiên cố, nhiều trường, điểm trường trong tình trạng nghèo nàn ( tranh, nứa). Xã có 1 trường cấp 2. Tỷ lệ đến trường càng lên cao càng giảm. Cấp 1 có khoảng 90% trẻ em đến trường, lên cấp 2 chỉ còn khoảng 20%.
Y tế: Là vùng sâu xa, giao thông đi lại rất khó khăn nên khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ y tế của người dân rất hạn chế. Trong những năm gần đây xã đã hình thành được hệ thống y tế thôn bản. Bên cạnh đó có các chương trình y tế của Quân đội thuộc Bệnh viện 108 thực hiện. Người dân ngày được chăm sóc tốt hơn, và được trợ cấp miễn phí.
Cơ sở hạ tầng: Hệ thống thông tin đã phủ tận đến trung tâm các xã; hệ thống điện chưa được triển khai; đã xây dựng kiên cố trường cấp 2 và trạm y tế xã. Hệ thống giao thông rất khó khăn, 1 tuyến chính đi nối đến trung tâm huyện. Các tuyến đến bản đi lại rất khó khăn.
Văn hóa bản địa: Lễ hội văn hóa cúng lúa mới, Tết của cộng đồng người Hà Nhì và Người Thái, Mông khá khác biệt so với người Kinh. Họ không tổ chức theo lịch mà theo lịch mùa vụ riêng. Các tập tục văn hóa như cưới, hỏi, ma chay cũng rất đặc sắc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của xã hội, quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác đã khiến cho nhiều nét văn hóa đó bị mai một và mất đi bản sắc riêng.