TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khảo sát độ phóng xạ trong xi măng dùng làm vật liệu xây dựng khu vực thành phố HCM (Trang 58 - 60)

Sau thời gian thực hiện đề tài “ Khảo sát độ phĩng xạ trong xi măng dùng làm vật liệu xây

dựng khu vực thành phố Hồ Chí Minh ” đã hồn thành các mục tiêu đề ra và thu được những kết

quả sau:

- Xác định hoạt độ phĩng xạ tự nhiên của 42 mẫu xi măng thương mại phục vụ cho việc giám sát về mặt kỹ thuật theo TCXDVN 397: 2007, cụ thể như sau:

+ Trong tất cả các mẫu nghiên cứu cĩ hoạt độ Ra tương đương thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn an tồn bức xạ (370 Bq/kg ).

+ Chỉ số Index của tất cả các mẫu đều thấp, cĩ giá trị trung bình I=0,26 nằm trong giới hạn an tồn cho phép I<6 (theo tiêu chuẩn Việt Nam cho việc lát tường).

+ Tất cả các mẫu cĩ liều hiệu dụng trung bình hằng năm khi dùng VLXD khối xây tường, trần, đúc sàn thấp hơn giới hạn cho phép (1mSv/ năm).

+ Tất cả các mẫu cĩ liều hiệu dụng trung bình hằng năm khi dùng VLXD khối xây tường, đúc sàn thấp hơn giới hạn cho phép (1mSv/ năm).

+ Tất cả các mẫu cĩ liều hiệu dụng trung bình hằng năm khi dùng VLXD khối đúc sàn thấp hơn giới hạn cho phép (1mSv/ năm).

+ Khơng cĩ mẫu nào trong 42 mẫu vượt quá giới hạn liều hiệu dụng trung bình hằng năm khi dùng VLXD trát tường (1mSv/ năm).

+ Trong đề tài, tơi cũng đã xác định được hoạt độ của các nhân phĩng xạ U-238, Th-232, Ra- 226 và K- 40 của 42 mẫu xi măng.

Tĩm lại, 42 mẫu xi măng của đề tài đều đảm bảo an tồn bức xạ khi dùng để xây dựng đối với ngơi nhà chuẩn - mơ hình an tồn nhất về phương diện an tồn bức xạ. TCXDVN 397: 2007 được xây dựng từ mơ hình nhà chuẩn, tuy nhiên cĩ hai vấn đề cần xem xét. Thứ nhất là vật liệu xây dựng trong nhà được phân thành hai loại gồm vật liệu khối tức là vật liệu của cả bức tường hay trần nhà, như bê tơng, gạch, xỉ than, … và vật liệu mỏng dùng để lát nền và tường như gạch tráng men, đá ốp lát, … Thứ hai là ngơi nhà thực khơng giống ngơi nhà chuẩn. Do hai lí do này, nếu một mẫu xi măng nào cĩ liều hiệu dụng chiếu ngồi hoặc chỉ số hoạt độ chiếu ngồi cao hơn giới hạn thì phải xét tình huống cụ thể như kết cấu vật liệu, kiến trúc, độ thơng thống cụ thể và đồng thời tính đến cả thời lượng con người sống thực trong đĩ mỗi ngày v.v....

- Các kết quả được luận giải và so sánh với những nghiên cứu khác ở trong và ngồi nước liên quan đến đề tài. Tất cả các mẫu xi măng trong đề tài cĩ hàm lượng phĩng xạ thấp, đảm bảo an tồn theo TCXDVN 397: 2007 .

- Quá trình thực hiện đề tài giúp tơi nắm được phương pháp thực nghiệm như: xử lý mẫu, đo mẫu cùng với việc phân tích mẫu trên hệ phổ kế gamma phơng thấp, việc xử lý phổ năng lượng, tính tốn hoạt độ phĩng xạ, … Tất cả đã cung cấp cho tơi những kiến thức lý thuyết cũng như thực nghiệm giúp tơi thực tập nghiên cứu khoa học.

2. ĐỀ XUẤT

Nước ta cũng cần tiến hành một nghiên cứu cĩ hệ thống với quy mơ lớn nhằm xác định hoạt độ phĩng xạ trong các loại vật liệu, định chuẩn về an tồn bức xạ, từ đĩ đưa ra sự kiểm sốt phĩng xạ nhất định đối với các loại vật liệu được sử dụng làm vật liệu xây dựng. Cụ thể là xác định nguyên liệu, nguồn gốc xuất xứ của các loại vật liệu xây dựng cũng như của xi măng (đất, đá, chất phụ gia dùng làm xi măng). Từ đây, khuyến cáo các nhà sản xuất cân nhắc việc tìm nguyên liệu thay thế tốt hơn về mặt an tồn bức xạ. Đồng thời khuyến cáo với các nhà chuyên sản xuất xi măng bắt tay vào việc nghiên cứu để cĩ thể giảm tác hại của các nhân phĩng xạ tự nhiên cũng như liều lượng khí radon thải ra trong xi măng đến mức thấp nhất cĩ thể bằng cách gia giảm các loại vật liệu sử dụng dùng để sản xuất xi măng và nhất là ở cách phối liệu các vật liệu dùng để tạo sản phẩm cho phù hợp.

Đây cũng chính là tinh thần của nguyên tắc ALARA nổi tiếng: liều bức xạ trong mơi trường càng thấp bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, trong sự cân nhắc các lợi ích kinh tế xã hội khác. Các nhà sản suất nên ghi nhãn mác nguồn gốc xuất xứ cũng như việc ghi hoạt độ phĩng xạ cho từng loại, lơ hàng vật liệu xây dựng nĩi chung và xi măng nĩi riêng để người tiêu dùng cĩ những lựa chọn thích hợp nhằm đảm sức khỏe cho chính họ.

Cuối cùng, việc khảo sát hoạt độ phĩng xạ của tất cả vật liệu xây nên ngơi nhà cần được tiến hành với quy mơ lớn hơn, đồng thời các số liệu cần được sử dụng cho các nghiên cứu sâu hơn về phĩng xạ mơi trường, sinh thái phĩng xạ, định tuổi địa chất v.v. Đây là một hướng nghiên cứu rất mới mẻ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khảo sát độ phóng xạ trong xi măng dùng làm vật liệu xây dựng khu vực thành phố HCM (Trang 58 - 60)