- Tuy lúa lai đã đưa vào sử dụng hơn 17 năm (1991 – 2008), nhưng sản xuất lúa lai hiện tại vẫn chưa có quy hoạch cụ thể và chắc chắn. N hững tỉnh có điều kiện sản xuất lúa như vùng đồng bằng Bắc Bộ, năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần, mà tỷ lệ diện tích trồng lúa lai còn ít do sản xuất lúa hàng hoá chưa được chú trọng. Đối với các tỉnh khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa diện tích cấy lúa ít, thiếu lương thực; trồng lúa lai rất thích hợp nhưng diện tích gieo trồng lúa lai còn thấp do khó khăn về thuỷ lợi và chính sách hỗ trợ, nhất là chính sách khuyến nông.
- Hệ thống quản lý giống chưa tốt, nên nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng việc nhập khNu để kinh doanh hạt giống lúa lai kiếm lời, nhiều khi không chú ý đến nguồn gốc, chất lượng gieo trồng của lô hạt giống, nhất là những vụ thiếu hạt giống đã nhập cả lô giống lẫn, giống kém chất lượng làm giảm năng suất, gây hại cho sản xuất và tâm lý xấu cho nông dân. Hiện nay vẫn còn rất ít những công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, xã hội trong sản xuất lúa lai ở nước ta.
- Lúa lai bị sâu bệnh tấn công mạnh, năng suất cao nhưng không ổn định, nguồn giống phụ thuộc nước ngoài, giá lúa lai giống cao, vì vậy không khích lệ nông dân trồng.
- Diện tích lúa lai càng mở rộng, nguy cơ xói mòn gen trong quần thể ngày càng lớn, các thế hệ sau phân li, nguy cơ hình thành một quần thể lúa cỏ khó kiểm soát trong tương lai (Dương Văn Chín, 2007)
- Độ thuần hạt giống: sản xuất hạt lai ngoài Trung Quốc còn tồn tại vấn đề về độ thuần của các dòng A, B, R và của hạt lai F1 chưa được đảm bảo. Độ thuần ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, nếu độ thuần hạt giống giảm đi 1 % thì năng suất lúa lai thương phNm giảm 100 kg/ha (N guyễn Công Tạn và ctv, 2002). N ếu độ thuần không đảm bảo, dẫn đến năng suất lúa lai giảm, làm người dân không có động lực để sử dụng.
- Tiềm năng UTL: các giống lúa lai trong loài, trong phạm vi giống Indica, chỉ có thể vượt năng suất so với lúa thuần 20 – 30 %, sự khan hiếm các dòng duy trì và dòng phục hồi là vấn đề khó khăn chủ yếu cho việc chọn giống lúa lai ba dòng.
- Giá thành hạt lai cao hơn lúa thuần 5 – 6 lần, hướng phát triển trong tương lai giảm giá thành sản xuất hạt lai hay hỗ trợ cho người sản xuất hạt lai sẽ khuyến khích nông dân sử dụng.
- Chất lượng hạt lai: ngày nay mức sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. N gười ta không chỉ ăn no mà còn phải ăn ngon, vì vậy cần chất lượng gạo cao, tuy nhiên hiện nay chất lượng gạo của lúa lai còn thấp đây là một vần đề hạn chế sự tiếp nhận lúa lai của nông dân.
- Sản xuất hạt lai F1 trên diện rộng: muốn mở rộng diện tích lúa lai thương phNm cần phải có hạt giống lai để cung ứng với số lượng lớn. Hiện tại chúng ta gặp rất nhiều khó khăn như thiếu nhân lực có kỹ thuật cao, cần nguồn tài chính lớn để mua sắm trang thiết bị chuyên dùng, đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ đạo và tổ chức sản xuất tại cơ sở. Đây là những vấn đề trở ngại cho việc mở rộng diện tích sản xuất lúa lai. Vấn đề chọn tạo và tiến hành trình diễn lúa lai lâu hơn lúa thường cũng là một vấn đề hạn chế
2.8. Triển vọng, định hướng phát triển lúa lai Việt am và sự cấp thiết của đề tài - Việt N am có lợi thế lớn về tự nhiên, chúng ta có truyền thống sản xuất lúa