Ghiên cứu, phát triển lúa lai ở Việt am

Một phần của tài liệu Tổ hợp lúa lai và công nghệ sản xuất (Trang 30 - 32)

Việt N am bắt đầu nghiên cứu lúa ưu thế lai vào năm 1983 tại Viện khoa học kỹ thuật N ông nghiệp, Viện di truyền N ông nghiệp, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với sự hỗ trợ của IRRI, FAO và các đề tài nghiên cứu cấp quốc gia. Các chương trình này bắt đầu thực hiện đầu tiên tại Viện lúa ĐBSCL (N guyễn Thị Trâm, 2002; Dương Văn Chín, 2007). Mục tiêu của các chương trình này là:

- Đánh giá nguồn vật liệu để tạo ra các giống lúa lai hai dòng, ba dòng - Chọn tạo các giống lúa lai triển vọng

- Sản xuất hạt lai F1

- N ghiên cứu kỹ thuật canh tác lúa lai

Chương trình đã đạt được một số thành công nhưng không đáng kể, trong những năm qua lúa lai không phát triển ở ĐBSCL vì chưa có giống thích hợp.

Theo N guyễn Trí Hoàn (2007), trải qua 16 năm nghiên cứu và phát triển từ 1991 – 2007, Việt N am đã có những tiến bộ vượt bậc: 77 dòng TGMS được thu thập và nhập nội từ Trung Quốc, IRRI để nghiên cứu đánh giá trong điều kiện sinh thái của Việt N am. Các dòng CMS phù hợp với điều kiện sinh thái của Việt N am như là BoA, IR58025A và II32A đã được chọn thuần cho sử dụng trong chọn giống lúa lai mới cũng như sử dụng trong sản xuất hạt giống. Để làm phong phú thêm các dòng CMS, lúa hoang hoặc các dòng CMS được lai tạo với các dòng duy trì mới được chọn tạo. N hững dòng CMS mới được chọn như là OMS 1 – 2 từ cặp lai (lúa hoang/PMS2B), AMS71A từ cặp lai (BoA/103-8) và AMS73A từ cặp lai (II32A/D34-2)

N hiều dòng CMS được lai tạo thông qua lai liên tục các dòng CMS với những dòng duy trì mới được chọn tạo

Mặc khác để phát triển các dòng TGMS phù hợp với Việt N am, một bộ giống lúa thích ứng có TGST ngắn, các dòng TGMS như là: Kim 23B, IR5825B, BoB, II32B được lai với các dòng TGMS sẵn có: Peai 64S, TQ125s, 7S, CN 26S. N hững dòng TGMS mới được chọn tạo thông qua chọn lọc phả hệ của các tổ hợp lai đơn hoặc qua các thế hệ lai lại như BC1, BC2, BC3 hoặc chọn tạo thông qua nuôi cấy hạt phấn của cây lai F1 giữa các dòng TGMS với giống thuần. Tổng số 60 dòng TGMS có độ bất dục ổn định, có TGST ngắn, tỷ lệ thò vòi nhụy cao đã được chọn tạo. Đặc biệt, nhiều dòng duy trì hiện có như Kim 23B, IR58025B, II32B, BoB, được lai chuyển thành các dòng TGMS. Trong những dòng TGMS được chọn tạo ở Việt N am 103S và TS96 đã được khai thác trong sản xuất đại trà. N hững dòng này là mẹ của các tổ hợp lúa lai 2 dòng như là: VL20, TH3-3, TH3-4 và HC1. Hơn nữa nhiều dòng phục hồi cũng như TGMS mới có gen tương hợp rộng đã được lai thử với các giống lúa Indica và Jabonica để chọn tạo giống lúa lai siêu năng suất (Indica x Jabonica). Để chọn tạo lúa lai ở Việt N am giai đoạn 2001 – 2005, 19 dòng CMS và TGMS đã được lai với những dòng bố tốt. Trong tổng số 8130 tổ hợp lai thử đã được thực hiện trong giai đoạn 2001 – 2005, 434 cặp lai tốt đã được xác định cộng với 47 tổ hợp lai được nhập nội. Tổng số 481 tổ hợp lúa lai được đánh giá về năng suất và 134 tổ hợp lai triển vọng được chọn lọc cho thí nghiệm so sánh sơ khởi và thí nghiệm so sánh ở các vùng sinh thái. Trong 5 năm một số tổ hợp lai như HYT83, HYT92, HYT100 (lúa lai 3 dòng) và TH3-3, TH3- 4, TH5-1 và HC1 (lúa lai 2 dòng) được phóng thích cho sản xuất đại trà ở Việt N am.

Theo N guyễn Thị Trâm (2007), kết quả chọn giống lúa lai của Viện sinh học N ông nghiệp: Chọn được các dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm nhiệt độ (TGMS) có ngưỡng chuyển đổi tính dục ổn định, nhạy cảm GA3, nhận phấn tốt, nhân dòng và sản xuất hạt lai có năng suất cao. Chọn được dòng bất dục đực cảm ứng quang chu kỳ ngắn (PGMS), góp phần đa dạng nguồn vật liệu để phát triển lúa lai 2 dòng. Đưa ra sản xuất rộng tổ hợp lai TH3-3 có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với cơ cấu 2 vụ lúa + 1 – 2 vụ rau màu, được nông dân chấp nhận. N ăng suất hạt lai khá cao. Sản lượng sản xuất hạt lai trong 4 năm đạt 1.522 tấn hạt F1. Một số tổ hợp lai mới đang mở rộng khá nhanh là TH3-4, TH5-1, TH7-2. Theo Hà Văn N hàn (2007), một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai hai dòng tại Viện Cây lương thực: nhiều dòng TGMS phù hợp với điều kiện Việt N am

đã được tạo ra bằng các phương pháp nhập nội, lai kết hợp nuôi cấy bao phấn, gây đột biến. Các nghiên cứu khác như khả năng kết hợp, khả năng giao phấn, khả năng chống chịu sâu bệnh, kỹ thuật sản xuất hạt lai và nhân dòng bất dục cũng đã được thực hiện. Một số tổ hợp lai có triển vọng đã được phát hiện và khảo nghiệm, trong đó có một số tổ hợp đã được công nhận tạm thời hoặc chính thức

Về chất lượng lúa gạo, lúa lai được chọn tạo ở Việt N am có chất lượng ăn uống tốt hơn so với những tổ hợp lai hiện có. Về sản xuất hạt lai, quy trình sản xuất hạt lai F1 cho một tổ hợp lai được nghiên cứu bởi các cơ quan nghiên cứu khác nhau và những quy trình này đã được khai thác sử dụng bởi các công ty giống, các hợp tác xã.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu, sản xuất lúa lai tại nơi nghiên cứu

Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Miền N am (gọi tắt SSC) là một trong những công ty hàng đầu về hạt giống của Việt N am. SSC cũng là công ty tiếp cận thị trường hạt giống lúa lai khá sớm, các giai đoạn phát triển lúa lai của SSC như sau:

- Giai đoạn 1999 – 2001: tìm hiểu, đào tạo nguồn nhân lực ban đầu

+ Hợp đồng sản xuất hạt giống F1 của tổ hợp lai từ Trung Quốc là Bác Ưu 903 với hạt giống bố mẹ do Trung tâm N ghiên cứu lúa lai cung cấp

+ Tổ chức cán bộ kỹ thuật tìm hiểu tìm hiểu thị trường lúa lai miền Bắc trong vụ Xuân 2001 và 2002

+ Tổ chức lớp huấn luyện nội bộ, mời chuyên gia lúa lai miền Bắc giảng dạy và tuyển nhân sự thành lập nhóm nghiên cứu lúa lai

- Giai đoạn 2000 – 2004: sản xuất và kinh doanh các sản phNm theo đuôi + Sản xuất hạt giống F1 hệ Bac Ưu 903, 64; N hị Ưu 838, 63

+ Trải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất hiện tại SSC tự sản xuất được bố mẹ của các tổ hợp: Bac Ưu 64, 903, 253; N hị Ưu 838, 63; Bồi tạp sơn thanh; HYT57

- Giai đoạn 2005 đến nay: nghiên cứu và phát triển sản phNm mới theo hai hướng du nhập độc quyền và tự lai tạo

+ Tổ hợp nhập nội khảo nghiệm: 3008, PAC807, 0327, 3029 + Tự lai tạo: N am Ưu 1, 15, 18, 32

Một phần của tài liệu Tổ hợp lúa lai và công nghệ sản xuất (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)