Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tinh Đắk Nông

Một phần của tài liệu 221606 (Trang 46 - 50)

VII. % so với số ngời trong độ tuổi có nhu cầu lam việc

2.2.5. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tinh Đắk Nông

nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tinh Đắk Nông

Là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, Đắk Nông có vị trí địa lý - kinh tế - quốc phòng quan trọng đối với vùng Tây Nguyên và cả nớc. Có lợi thế về giao thông với các tuyến đờng quan trọng nh quốc lộ 14 chạy qua hầu hết các huyện, nối Đắk Nông với các tỉnh khác trong vùng Tây Nguyên và cả nớc; có quốc lộ 28 đi Lâm Đồng và Bình Thuận nối tuyến đờng sắt đi từ Đắk Nông - Chơn Thành - Di An ra cảng Thị Vải sẽ đợc khởi công xây dựng trong thời gian tới. Mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh đang còn tiềm ẩn của tỉnh.

Đắk Nông là tỉnh nằm trên vùng đất Bazan màu mỡ của Tây Nguyên, rất thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm nh cao su, cà phê, tiêu, chăn nuôi đại gia súc; có diện tích rừng tự nhiên lớn và tài nguyên rừng phong phú. Tiềm năng đất đai cha khai thác còn nhiều nên có điều kiện mở rộng quy mô phát triển nông, lâm nghiệp.

Đắk Nông có hệ thống sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai chảy qua với mạng lới sông suối dày đặc nên tiềm năng thuỷ điện dồi dào. Hàng chục dự án thủy điện lớn với tổng công suất trên 1.000 MW và các dự án thuỷ điện nhỏ đang đ- ợc các nhà đầu t chuẩn bị xây dựng.

Là khu vực đầu nguồn của nhiều sông suối nên trên địa bàn tỉnh có nhiều cảnh quan kỳ thú nh thác Trinh Nữ, Drây Sáp, Gia Long, Diệu Thanh, Ba Tầng, thác Gấu, trảng Ba Cây, có các vùng bảo tồn sinh thái Nam Nung, Nam Ka, Tà Đùng v.v. cùng nhiều danh thắng khác nh các hồ, sông, suối cho phép đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá.

Đặc biệt trên địa bàn tỉnh có tài nguyên khoáng sản Bôxít với trữ lợng lớn đủ để khai thác công nghiệp trong nhiều năm. Dự án khai thác khoáng quặng Bôxít lớn nhất khu vực Đông Nam á đang đợc Chính phủ xúc tiến đầu t với các đối tác.

Là tỉnh án ngữ một vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc với đờng biên giới gần 139 km giáp Đông Bắc Campuchia, Đắk Nông còn giữ một vị trí chiến lợc quan trọng về an ninh và quốc phòng không những đối với Tây Nguyên mà còn ý nghĩa đối với cả nớc.

Đó là những lợi thế to lớn cho CNH, HĐH. Nhng muốn khai thác đợc những tiềm năng, lợi thế đó, còn nhiều vấn đề đang đặt ra đối với việc phát triển NNL cho CNH, HĐH ở Đắk Nông:

- Một là, dân số tăng nhanh, đặc biệt là tăng do nguyên nhân di dân tự do từ các tỉnh khác đến, làm cho số lợng lao động tăng nhanh, trong điều kiện kinh tế nghèo nàn, GDP bình quân đầu ngời thấp, không thể giải quyết đợc đủ việc làm. Hơn nữa số dân và số lao động tăng thêm do di dân tự do chủ yếu là có trình độ văn hoá thấp, là những lao động cha đợc đào tạo nghề, không phù hợp với yêu cầu của CNH, HĐH, đời sống lại rất khó khăn, còn phải loay hoay kiếm sống, ít có điều kiện đi học nghề ở các trờng lớp chính quy. Nh đã nói ở trên, từ năm 2000 - 2006 có 1.651 hộ với 8.487 nhân khẩu di c đến Đắk Nông, hiện con số này vẫn tiếp tục tăng lên hàng ngày.

- Hai là, Tỉnh đang đứng trớc tình hình là, nhu cầu về lao động lành nghề, lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho CNH, HĐH là rất cao, trong khi lao động hiện có chủ yếu là lao động giản đơn, cha qua đào tạo. Do đó tuy mức cung về số lợng lao động thì lớn nhng vẫn không đáp ứng đợc mức cầu do chất lợng nguồn lao động thấp. Đây là một mâu thuẫn lớn, khó giải quyết trong phát triển NNL cho CNH, HĐH của Đắk Nông.

Theo dự báo nhu cầu về NNL của tỉnh năm 2006 là 174.414 ngời, nhng mức cung là 217.847 ngời, vợt quá nhu cầu 43.433 ngời (29,93%), nh vậy sẽ có 19,93% số lao động sẽ không có việc làm và khó tìm đợc việc làm; năm 2007 nhu cầu sẽ là 180.861 ngời, mức cung là 233.448 ngời, vợt 52.587 ngời (22,52%), nh vậy sẽ có 22,52% số lao động không có việc làm và khó tìm đợc việc làm. Đó là còn cha nói đến mức cung trên chủ yếu là lao động giản đơn, cha qua đào tạo [28, tr.23].

- Ba là, hệ thống giáo dục, đào tạo của Tỉnh có nhiều bất cập, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập nghèo nàn, đội ngũ cán bộ, giáo viên vừa thiếu về số lợng, vừa yếu về chất lợng, khó có thể nâng cao chất lợng NNL. Trung tâm giáo dục thờng xuyên cấp huyện, Trung tâm giáo dục cộng đồng cấp xã chỉ mới đợc thành lập ở một số huyện, xã và còn nhiều yếu kém, cha phát huy đợc vai trò, khả năng trong giáo dục, dạy nghề.

Nh trên đã trình bầy, cả tỉnh có 238 trờng phổ thông các cấp, nhng chỉ mới 4 trờng đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ giáo viên trên lớp còn cha đạt yêu cầu (riêng bậc trung học cơ sở chỉ đạt 1,6 giáo viên/lớp, quy định là 1,85 giáo viên/lớp). Số lợng giáo viên phụ trách bộ môn tự nhiên còn cha đáp ứng đủ, dẫn tới số tiết dạy của giáo viên/tuần vợt quá quy định đã ảnh hởng không nhỏ đến chất lợng giáo dục. Hiện nay, toàn Tỉnh có 05 cơ sở dạy nghề, với quy mô đào tạo nhỏ bé, tổng số tuyển sinh thực tế khoảng 2.000 học sinh/năm. Trong đó có 04 cơ sở công lập, chỉ 01 cơ sở của t nhân. Nhìn chung, các cơ sở trên đều mới đợc thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy

nghề còn nhiều thiếu thốn; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề còn quá thiếu về số lợng, lại yếu cả về chất lợng chuyên môn, cha đáp ứng đợc nhu cầu quản lý và giảng dạy trong tình hình hiện nay theo tiêu chuẩn chung của Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thơng binh và Xã hội. Toàn Tỉnh hiện có 72 giáo viên dạy nghề, đa phần là giáo viên hợp đồng cha qua đào tạo về trình độ s phạm, mới chỉ 10 giáo viên đạt chuẩn về trình độ s phạm.

- Bốn là, quá trình CNH, HĐH đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, thơng mại và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Điều đó cũng đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Hiện nay cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Đắk Nông còn nhiều bất hợp lý.

Năm 2005 cơ cấu kinh tế nh sau: Công nghiệp và xây dựng chiếm17,3%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 59,7%, dịch vụ chiếm 23%. Tình hình đó dẫn đến cơ cấu lao động theo ngành nghề nh sau: Số lao động trong độ tuổi đang làm việc chia theo các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 3,5%, ngành nông, lâm nghiệp là 79,6%, ngành thơng mại-dịch vụ 24.695 ngời, chiếm 16,9% [8, tr.15-16 ]. Số lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị 42.506 ngời chiếm 12%, khu vực nông thôn 170.028 ngời chiếm 88%. Trong khi hệ thống giáo dục, đào tạo của Tỉnh còn nhiều bất cập thì việc chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp lao động theo hớng CNH, HĐH là rất khó khăn.

- Năm là, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hớng xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực một cách phù hợp về số lợng và chất lợng theo yêu cầu của mỗi thành phần kinh tế. Điều này đòi hỏi Tỉnh phải nhanh chóng đa đạng hoá, xã hội hoá các hình thức giáo dục, đào tạo. Các cơ sở đào tạo phải có tính năng động cao, đào tạo theo nhu cầu của các đơn vị kinh tế đồng thời bám sát các mục tiêu định hớng phát triển kinh tế - xã

hội của Tỉnh. Các cơ sở đào tạo cần chuyển sang hoạt động đầy đủ theo cơ chế của các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công không vì mục đích lợi nhuận.

Giáo dục, đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển NNL, nó trang bị kiến thức, nâng cao trình độ nghề nghiệp, giáo dục nhân cách, phong cách làm việc cho ngời lao động, mang lại cho con ngời đời sống vật chất, tinh thần phong phú Với ý nghĩa đó, có thể nói, giáo dục, đào tạo là yếu tố quyết…

định chất lợng NNL. Vì vậy để phát triển NNL cho CNH, HĐH, các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cần phải luôn luôn quan tâm đến phát triển giáo dục đào tạo.

- Sáu là, tỉnh Đắk Nông có nguồn nhân lực trẻ nhng chất lợng thấp cần phải xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ để nâng cao trình độ cho ngời lao động, nhất là nâng cao trình độ cho đồng bào DTTS. Có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là đối với nguồn nhân lực chất lợng cao và học sinh, sinh viên tốt nghiệp đại học khá giỏi trở lên của tỉnh hiện đang làm việc tại các địa phơng khác.

Một phần của tài liệu 221606 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w