Định hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Đắk Nông đến năm

Một phần của tài liệu 221606 (Trang 61 - 67)

VII. % so với số ngời trong độ tuổi có nhu cầu lam việc

3.1. Định hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Đắk Nông đến năm

Nông đến năm 2010

Đắk Nông là một tỉnh thuộc vùng Nam Tây Nguyên nằm ở trong chiến lợc u tiên phát triển nhanh của Trung ơng, đồng thời là tỉnh mới thành lập nên đợc Trung ơng u tiên đầu t, nhiều công trình dự án có tầm quốc gia sẽ đợc triển khai tại Đắk Nông; những thành tựu 5 năm qua và 20 năm đổi mới của đất nớc, cũng nh những thuận lợi có đợc từ quá trình mở rộng và hội nhập quốc tế đã tạo ra những tiền đề thuận lợi trong việc phát triển của tỉnh trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên tỉnh đang đứng trớc bối cảnh quốc tế và trong nớc có những diễn biến khó lờng, tác động tổng hợp và đan xen, đó là:

- Các thế lực thù địch cha từ bỏ những âm mu chống phá cách mạng Việt Nam, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. ở tỉnh Đắk Nông các vấn đề dân tộc, đất đai đang là vấn đề nhạy cảm để tạo cớ gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội cục bộ, không có lợi cho nhu cầu phát triển của tỉnh.

- Xu hớng toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn; các diễn biến về mặt chính trị, kinh tế thiên tai trên thế giới đều có tác động nhất định đến các quốc gia, dân tộc. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh, khả năng đối phó những bất lợi sẽ có trong quá trình hội nhập ở tỉnh còn quá yếu.

Tình hình thiên tai, hạn hán, dịch hại ngày càng diễn biến phức tạp, gay gắt và khó lờng hơn. Sự biến động kinh tế thế giới và trong nớc, sẽ có ảnh hởng khá lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những yếu kém, khuyết điểm, tồn tại nêu trên, cũng chính là những cản trở, tác động bất lợi đến

quá trình CNH, HĐH của Tỉnh. Trong bối cảnh đó, phơng hớng và mục tiêu tổng quát trong thời gian tới của tỉnh là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ; đa tỉnh Đắk Nông phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo hớng CNH, HĐH. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trờng, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Phát huy dân chủ gắn với tăng cờng pháp chế XHXN và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh. Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân - thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 đa kinh tế của tỉnh Đắk Nông đạt mức bình quân chung của cả nớc, với cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp; có nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện mục tiêu “dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [8, tr.48].

Với phơng hớng đó, trong giai đoạn 2006-2010 (có tính đến năm 2020) cần đạt đợc các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản sau [8, tr.49-50]:

1- Tốc độ tăng trởng kinh tế (GDP theo giá so sánh 1994) bình quân hàng năm trên 15%; trong đó: công nghiệp tăng trên 45%, nông nghiệp phấn đấu trên 6%, dịch vụ tăng trên 17%. Năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp 48,6%, nông nghiệp 28,9%, dịch vụ 22,5%; phấn đấu sau năm 2015 có cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Quy mô kinh tế năm 2010 gấp 2 lần năm 2005.

2- GDP bình quân đầu ngời năm 2010 đạt trên 780 USD, gấp 2,1 lần so năm 2005, bằng 80% so với mức bình quân chung của cả nớc.

3- Tổng vốn đầu t toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm 42%. Tăng thu ngân sách bình quân hàng năm trên 22%.

4- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến năm 2010;

- Giao thông: Nhựa hóa 100% đờng tỉnh lộ, 60% đờng huyện, 50% số bon, buôn có 1-2Km đờng nhựa.

- Điện: 100% buôn, thôn có điện lới quốc gia; 90% số hộ đợc dùng điện

5- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm trên 17%. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm trên 10%.

6- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,7%, tỷ lệ dân số đô thị chiếm 25%. 7- Đào tạo nghề từ 30 đến 40 ngàn ngời; giải quyết việc làm cho 70 ngàn lao động. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn dới 15% vào năm 2010. Trong đó, phấn đấu đa tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ từ 64% hiện nay xuống ngang mức bình quân chung của tỉnh.

8- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dỡng xuống còn 22%; 85% dân số đợc sử dụng nớc sạch; có 6 bác sỹ trên 1vạn dân.

9- Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; phổ cập trung học phổ thông 30% dân số trong độ tuổi; 50% trờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

10- Có 80% gia đình; 60% thôn, buôn; 90% cơ quan, đơn vị và 30% xã, phờng, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa.

11- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Phấn đấu có trên 80% Tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh và trên 80% các tổ chức chính quyền, mặt trận, đoàn thể đạt tiêu chuẩn vững mạnh.

12- Hoàn chỉnh hệ thống phòng thủ, tiếp tục xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện phơng hớng, nhiệm vụ và các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản nêu trên, cần quán triệt sâu sắc các quan điểm sau:

1. Tiếp tục quán triệt quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, ổn định chính trị là nền tảng, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần xã hội xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ.

2. Phát huy nội lực, xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển; đồng thời coi trọng khai thác các nguồn ngoại lực để phát huy nội lực mạnh hơn. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp; tập trung phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng Bôxít, luyện Alumin, công nghiệp thủy điện tạo sự bứt phá cho tăng tr- ởng cao và chuyển dịch nhanh nền kinh tế; phát triển dịch vụ, đặc biệt du lịch là mục tiêu cơ bản lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hết sức coi trọng phát triển mô hình kinh tế hợp tác, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, nhằm thúc đẩy lực lợng sản xuất phát triển.

3. Gắn chặt phát triển kinh tế với nâng cao chất lợng cuộc sống của nhân dân, hạn chế những hậu quả tiêu cực của sự tăng trởng “nóng” khi đẩy nhanh quá trình khai thác Bôxít, luyện Alumin; đặc biệt, u tiên đối với vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Đẩy mạnh sự nghiệp y tế và giáo dục nhằm nâng cao thể lực và dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lợng nguồn nhân lực của tỉnh.

4. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với yêu cầu đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và tăng cờng khả năng quốc phòng, giữ vững an ninh biên giới trong tình hình mới. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới; thực thi dân chủ, bảo vệ và phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc.

5. Tiếp tục xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với nhu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế, nhất là giao thông, thủy lợi, giáo dục và y tế. Ưu tiên đầu t cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển đô thị Gia Nghĩa theo hớng xanh, sạch, đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc và từng bớc hiện đại.

Với những quan điểm trên, phơng hớng phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2010 nh sau:

- Về công nghiệp: Trong thời gian tới tập trung đầu t, phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh, phù hợp với nhu cầu thị trờng và đảm bảo yêu cầu về môi trờng. Duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao

chất lợng sản phẩm, hiệu quả sản xuất. Trớc mắt, u tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến cà phê, cao su, tiêu, điều, đậu đỗ, dâu tằm, tinh chế gỗ... Theo hớng nâng cao chất lợng sản phẩm xuất khẩu; phát triển mạnh vật liệu xây dựng, công nghiệp thủy điện. Tập trung mọi nguồn lực, nhất là con ngời và cơ chế chính sách để triển khai nhanh các công trình trọng điểm có tính đột phá tạo động lực cho sự tăng trởng nhanh và hiệu quả của nền kinh tế ngay trong giai đoạn 2006-2010 nh: thủy điện ĐắkRTih, nhà máy Cao su công nghiệp, công nghiệp khai thác Bôxít và luyện Alumin. Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, xây dựng thơng hiệu, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lợng sản phẩm, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế. Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút các nhà đầu t vào khu công nghiệp Tâm Thắng, cụm công nghiệp Nhơn Cơ, Đắk Ha. Phấn đấu giữa nhiệm kỳ hoàn thành cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tâm Thắng bằng nguồn vốn ứng trớc của Bộ Tài chính và huy động các nhà đầu t. Phát triển công nghiệp kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vệ sinh môi trờng, giữ cân bằng sinh thái bền vững.

Hợp tác với các tỉnh lân cận để phát huy lợi thế so sánh đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào đầu t phát triển công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề ở nông thôn, nhất là các ngành nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, cải cách hành chính, tạo môi trờng thông thoáng hấp dẫn nhà đầu t hơn.

Có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ để các doanh nghiệp này mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá thiết bị máy móc, nâng cao khả năng cạnh tranh về hàng hóa, tạo nhiều việc làm cho ngời lao động. Đồng thời quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống.

Phát triển nông nghiệp theo hớng sản xuất hàng hoá, lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của tỉnh, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lợng, sản lợng các sản phẩm nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo chuyển biến đột phá về quy mô và tốc độ chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc bằng các chơng trình, dự án cụ thể. Rà soát bổ sung các loại cây trồng, gắn vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến, hình thành vững chắc một số vùng chuyên canh cây công nghiệp nh cà phê khoảng 66.000 ha, cây điều khoảng 35.000 ha, cao su 15.000 ha, ca cao 5.000 ha và cây ăn quả ở nhng nơi có điều kiện tự nhiên thích hợp. Phát triển và hoàn thiện các công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất, tăng cờng công tác khuyến nông, khuyến lâm. Chú trọng công tác tác thú y, tiêm phòng cho gia súc. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông nghiệp, cung ứng vật t nông nghiệp. Tìm kiếm thị trờng đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010, trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống còn 86,7%, chăn nuôi tăng lên 8%, dịch vụ chiếm 5,3%, đến năm 2020 tỷ lệ các ngành tơng ứng là 77,8%, 14,3% và 7,9% [8, tr.54-55].

Rừng là một trong những thế mạnh của Tỉnh, cần đợc khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển. Do đó phải tổ chức lại ngành lâm nghiệp, khẩn trơng quy hoạch và xác định rõ từng loại rừng, đất rừng để làm cơ sở cho việc giao, khoán bảo vệ rừng. Chỉ giữ lại những lâm trờng sản xuất có đủ điều kiện theo Nghị định 200 của Thủ tớng Chính phủ. Rừng và đất rừng còn lại giao cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng dân c tại chỗ, nơi có rừng, tổ chức quản lý sản xuất và hởng lợi từ rừng, sau khi đã làm nghĩa vụ thuế tài nguyên, trong phạm vi quy hoạch đất nông nghiệp. Ngời nhận rừng và đất rừng có thể sử dụng 10% diện tích đợc nhận để sản xuất nông nghiệp.

- Về thơng mại - dịch vụ: Hớng phát triển thơng mại tập trung khai thác tốt thị trờng trong tỉnh, đảm bảo các mặt hàng do ngời dân trong tỉnh sản xuất ra phải có thị trờng tiêu thụ với giá cả ổn định, đặc biệt là các mặt hàng nông

sản. Mở rộng thị trờng tiêu thụ hàng hoá với các tỉnh trong cả nớc, tập trung vào các tỉnh phía Nam và Nam trung bộ, đồng thời cũng cần phải có kế hoạch tìm kiếm thị trờng mới kể cả những thị trờng ở nớc ngoài. Quy hoạch và phát triển 02 khu kinh tế cửa khẩu giáp với Campuchia là cửa khẩu BuPrăng (Đắk’RLấp) và ĐắkPer (Đắk Mil). Trớc mắt cần nâng cấp và mở rộng các mạng lới tiêu thụ hàng hoá trong tỉnh nh các chợ xã, huyện. Xây dựng trung tâm thơng mại - dịch vụ của tỉnh, là đầu mối phân phối hàng hoá giữa các địa phơng trong tỉnh.

Nâng cao chất lợng phục vụ của các hoạt động dịch vụ chính nh: Tài chính, ngân hàng, thông tin liên lạc, vận tải, dịch vụ vui chơi giải trí nhằm tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu t, các doanh nghiệp và ngời dân dễ dàng tiếp cận đợc các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chú trọng mở rộng mạng lới dịch vụ ở nông thôn nhằm tạo việc làm cho ngời lao động trong thời gian nông nhàn.

- Về lĩnh vực xã hội: Thực hiện tốt chơng trình quốc gia về Phát triển dân số và kế hoạch hóa gia đình. Điều chỉnh tốc độ tăng dân số theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo NNL phục vụ cho phát triển kinh tế từ 2006 đến 2010 và các năm tiếp theo.

Từng bớc phân bố lại dân c trên các địa bàn để phát triển kinh tế, khai thác tốt các thế mạnh về đất đai, các tài nguyên khác và đảm bảo công tác an ninh quốc phòng. Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 84% hiện nay lên 88% vào năm 2010.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 5-7%, mỗi năm đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ khoảng 6.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 50% vào năm 2010.

Một phần của tài liệu 221606 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w