Vốn Nhà nước trong các Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá còn nhỏ

Một phần của tài liệu 221008 (Trang 40 - 42)

nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình chưa được nhiều, thời gian tiến hành cổ phần hoá một doanh nghiệp còn quá dài.

So với đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì số DNNN được Cổ phần hoá chưa đạt 80%, số lượng DNNN được Cổ phần hoá trong năm 2005 tuy đạt con số 754 đơn vị, nhưng nếu so với yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX là phải hoàn thành về cơ bản việc cổ phần hoá DNNN vào năm 2005 là chưa đạt.

Theo báo cáo kết quả khảo sát của Dự án hỗ trợ kỹ thuật giám sát chuyển đổi sở hữu Doanh nghiệp nhà nước tại 934 doanh nghiệp đã cổ phần hoá cho thấy, thời gian cổ phần hoá doanh nghiệp tuy đã giảm được 512 ngày (năm 2001) xuống còn 437 ngày (năm 2004) và đến nay vẫn là 437 ngày. Trong đó chia theo các giai đoạn sau ( trang bên )

STT Nội dung công việc Số ngày thực hiện 1 Thành lập ban đổi mới doanh nghiệp-bắt đầu 135 ngày

định giá

2 Bắt đầu định giá-quyết định giá trị doanh nghiệp 135 ngày 3 Quyết định giá trị doanh nghiệp-phê duyệt

phương án cổ phần hóa

66 ngày

4 Phê duyệt phương án cổ phần hóa-bắt đầu bán cổ phần

24 ngày

5 Bắt đầu bán cổ phần-hoàn thành bán cổ phần 38 ngày 6 Hoàn thành bán cổ phần-đại hội cổ đông 15 ngày 7 Đại hội cổ đông-đăng ký kinh doanh 24 ngày 8 Tổng cộng 437 ngày

Như vậy quy định về quy trình CPH vẫn rất rườm rà, phức tạp. Bên cạnh đó, mới có chưa đầy 15% tổng số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước được CPH, trong đó có 24,1% cổ phần do cổ đông bên ngoài nắm giữ, có nghĩa là chỉ có khoảng 3,6% vốn nhà nước được bán ra bên ngoài, CBCNV nắm 29,6% cổ phần, Nhà nước vẫn nắm 46,3%. Theo ông Phạm Viết Muôn, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp: "Về thực chất vẫn là CPH khép kín, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược, do đó việc đổi mới công nghệ và thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp chưa thật mạnh mẽ và về cơ bản, chưa tạo động lực cho sự đổi mới thật sự trong hoạt động của doanh nghiệp". (Nguồn: ĐTCK, 8/1)

2.2.2.3. Cơ chế chính sách cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa đầy đủ, việc thực hiện chính sách đối với người lao động còn những bất cập.

Vì thế chưa thực sự tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần. Khi chuyển từ cơ chế doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo luật doanh nghiệp không ít cán bộ quản lí vẫn điều hành công ty theo phương thức điều hành hoạt động của DNNN, chưa chuyển sang điều lệ và luật công ty, lúng túng trong xác định cơ cấu tổ chức bộ máy công ty và cơ chế hoạt động của công ty cổ phần. DNNN sau khi cổ phần hóa bị kì thị phân biệt đối xử như: khó vay vốn, bị chính các công ty mẹ cạnh tranh chèn ép. Quan hệ tài chính sau khi cổ phần hóa thiếu minh bạch, thủ tục định giá trị doanh nghiệp nói chung còn rườm rà, thường kéo dài, định giá trị doanh nghiệp thường thấp hơn thực tế gây tổn thất không nhỏ cho Nhà nước.Vẫn còn hiện tượng cổ đông chuyển nhượng cổ phiếu tự do không đúng luật và điều lệ mà công ty không kiểm soát được. Chưa có hướng dẫn quy chế tài chính, chính sách tiền lương nên nhiều doanh nghiệp vẫn vận dụng cơ chế chính sách của doanh nghiệp Nhà nước. Và thực tế nhiều doanh nghiệp không đủ kinh phí để giải quyết chính sách cho người lao động. Chính vì vậy số lượng lao động được giải quyết chế độ sau khi DNNN chuyển thành công ty cổ phần vẫn còn rất thấp. Đây cũng chính là một trong những rào cản chính trong tiến trình cổ phần hóa DNNN.

Một phần của tài liệu 221008 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w