Giai đoạn 4 (6/2002-nay)

Một phần của tài liệu 221008 (Trang 28 - 32)

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP nhằm thay thế Nghị định 44/1998/NĐ-CP, đồng thời ra quyết định số 50/2002/QĐ-CP về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN và một số văn bản chỉ đạo thực hiện khác nhằm từng bước tháo gỡ những vướng mắc của các văn bản trước đó, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cổ phần hóa. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, các tỉnh, các tổng công ty rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp, xây dựng đề án đổi mới nâng cao hiệu quả của DNNN trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. Bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, giao bán, khoán, cho thuê và cổ phần hóa. Đại hội IX của Đảng đề ra mục tiêu là trong 5 năm 2001 – 2005 phải cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước và thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn…Thực hiện theo chủ trương này từ năm 2001 đến 2005 số Doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá và trở thành các công ty cổ phần có vốn nhà nước đã tăng lên khá nhanh cả về số lượng công ty, lẫn năng lực vốn, lao động, tài sản và kết quả hoạt động. Theo số liệu điều tra doanh

nghiệp hằng năm của Tổng cục Thống kê từ năm 2000 cho thấy, từ số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước chỉ có 305 doanh nghiệp trong năm 2000 đã lên 470 doanh nghiệp trong năm 2001, tăng 54,1%; lên 557 doanh nghiệp trong năm 2002, tăng 18,7%; lên 669 doanh nghiệp trong năm 2003, tăng 19,9%; lên 815 doanh nghiệp trong 2004, tăng 21,8% và lên 1.096 doanh nghiệp trong năm 2005, tăng 34,5%. Sau 5 năm đã tăng thêm 791 doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, tăng gấp gần 3,6 lần và bình quân mỗi năm tăng 158 doanh nghiệp, tương ứng với

tốc độ tăng bình quân là 29,8%/năm.

Mới đây, Chính phủ đã đưa ra chương trình CPH các DNNN giai đoạn 2006- 2010, nét cơ bản là tiếp tục quá trình đổi mới DNNN, kiên trì việc CPH, đồng thời với việc nhanh chóng tạo môi trường mới để thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, kiện toàn các tổng công ty để làm nòng cốt phát triển thành các tập đoàn kinh tế. Một số lĩnh vực lâu nay được coi là nhạy cảm thì trước yêu cầu hội nhập, Chính phủ đã xác định lại để tiến hành cổ phần, ví như lĩnh vực ngân hàng, có thể nói theo WTO thì ngân hàng là một trong những lĩnh vực phải mở cửa sớm nhất vào sang năm. Kế hoạch để cổ phần hoá tất cả các ngân hàng thương mại NN đã được vạch rõ, bắt đầu từ Ngân hàng Ngoại thương và sau cùng là Ngân hàng Nông nghiệp. Chính phủ đã quyết định chỉ giữ lại 28 tập đoàn và tổng công ty mà Nhà nước giữ lại 100% vốn ở công ty mẹ, còn lại gần 80 tập đoàn và tổng công ty khác sẽ cho tiến hành cổ phần hòa, trong đó có TCty Dệt may, TCty Công nghiệp tàu thủy… Có thể coi bước đột phá của CPH trong giai đoạn 2006-2010 là cổ phần hóa các tập đoàn và tổng công ty.

Cụ thể ngay trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Năm 2005

Số doanh nghiệp dự kiến hoàn thành cổ phần hóa : 34 doanh nghiệp Kết quả : Cổ phần hóa được 30 doanh nghiệp đạt tỉ lệ 88,23 % kế hoạch Số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa là : 4 doanh nghiệp

Năm 2006

Số doanh nghiệp dự kiến hoàn thành cổ phần hóa : 21 doanh nghiệp Kết quả : Cổ phần hóa được 10 doanh nghiệp đạt tỉ lệ 47,6 % kế hoạch Số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa là : 11 doanh nghiệp Danh sách các doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hóa :

1.Công ty thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội 2. Công ty thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội 3.Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 25 4. Công ty đầu tư xây dựng kinh doanh nhà Nghệ An 5. Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Kim Bảng 6. Công ty thương mại đầu tư phát triển nhà số 32 7. Công ty thi công cơ giới xây dựng

8. Công ty xây dựng dân dụng Hà Nội 9. Công ty sách và thiết bị trường học 10.Công ty dệt kim Thăng Long

Năm 2007

Số doanh nghiệp dự kiến hoàn thành cổ phần hóa : 23 doanh nghiệp

Kết quả : Đã hoàn thành cổ phần hóa 10 doanh nghiệp đạt 43,47% kế hoạch Số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa là : 13 doanh nghiệp

Danh sách các doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hóa:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ điện Trần Phú 2. Công ty Điện tử Hà Nội

3. Công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn 4. Công ty ăn uống dịch vụ du lịch Sóc Sơn

5. Công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội 6. Công ty quản lý bến xe Hà Nội

8. Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi 9. Công ty thương mại dịch vụ Thời Trang

10. Công ty sản xuất xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội

Số lượng doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2007 không lớn, song đa phần là những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn ( Vốn nhà nước bình quân một doanh nghiệp là: 74,85 tỷ đồng; vốn điều lệ dự kiến là: 78,87 tỷ đồng/doanh nghiệp). Giá trị cổ phần dự kiến bán ra bên ngoài ( tính theo mệnh giá) khoảng 165,2 tỷ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ. Vốn nhà nước tiếp tục nắm giữ trong các doanh nghiệp sau cổ phần hóa là : 342,1 tỷ đồng, chiếm 62% vốn điều lệ.

Năm 2008

Số doanh nghiệp dự kiến hoàn thành cổ phần hóa là 14 doanh nghiệp Hết quý I năm 2008 mới hoàn thành cổ phần hóa được 1 doanh nghiệp.

Năm 2009

Số lượng DNNN thực hiện sắp xếp, đổi mới từ thời điểm bắt đầu triển khai đến 30/6/2009 là 489 doanh nghiệp.

Trong đó có 169 doanh nghiệp được cổ phần hóa.

Tổng giá trị vốn nhà nước của 169 doanh nghiệp đã cổ phần hóa là gần 1.200 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ là trên 2.100 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ gần 930 tỷ đồng, tương ứng 44,08% vốn điều lệ.

Hầu hết các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đều duy trì được ổn định và phát triển tốt, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động đều tăng.

Trong danh sách 37 doanh nghiệp trên có 4 công ty TNHH 1 thành viên được chuyển đổi tổ chức quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con gồm: Công ty Chiếu sáng và Thiết bị đô thị, Công ty Môi trường đô thị, Công ty Thống Nhất, Công ty Cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế. 23 công ty, Tổng công ty khác được chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên, trong đó có các công ty

như: Cấp nước Hà Đông, Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội và các công ty mẹ của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội,...

Đến hết năm 2010 sẽ thực hiện cổ phần hóa 9 công ty gồm: Cảng Hà Tây, Dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội, Sản xuất - Xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội, Thương mại và Đầu tư Hà Nội (TIC)...

Riêng Công ty Kỹ thuật điện thông cũng đã được Thủ tướng cho phép giải thể trong năm 2010.

Nhìn chung: “Trong giai đoạn 1992 – 2007 đã cổ phần hoá được 3.756 doanh nghiệp nhà nước, trong đó đa số là doanh nghiệp quy mô nhỏ. Trong năm 2007 đã cổ phần hoá được 116 doanh nghiệp nhà nước, đạt 21% so với kế hoạch. Trong năm 2008 đã cổ phần hoá được 73 doanh nghiệp nhà nước, đạt 28% so với kế hoạch. Trong giai đoạn 2008 – 2010 phải sắp xếp lại 1.535 doanh nghiệp nhà nước, trong đó 948 thuộc diện cổ phần hóa. Như vậy, nhiệm vụ cổ phần hoá hơn 800 doanh nghiệp nhà nước cho hai năm 2009 và 2010 là rất nặng nề. Đến nay, số vốn được cổ phần hoá chiếm chưa đầy 15% tổng số vốn trong các doanh nghiệp nhà nước”(Nguồn: Bộ Tài chính).

Một phần của tài liệu 221008 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w