4 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 22
5.2.1 Mô hình quan hệ sinh khối cây theo cấp kính của từng trạng thái 32
Trong thực tế vấn đề xác định trọng lượng cây trực tiếp là vấn đề rất khó khăn và phức tạp, việc xác định lượng C tích luỹ trong cây trong nghiên cứu này
được quy ra từ tỷ trọng cây thông qua đường kính trực tiếp đo được. Chính vì thế, thiết lập mô hình quan hệ giữa sinh khối cây và đường kính có vai trò rất hữu ích.
Trọng lượng tươi được cân đo ngay sau khi chặt hạ cây mẫu, từ số liệu 34 cây này chia và chọn lọc ra thành các khối số liệu từng trạng thái cụ thể, tiếp theo xử lí trên đồ thị trên cơ sở các khối dữ liệu đó bằng phần mềm Excel chọn được các mô hình có mối tương quan chặt chẽ. Quan hệ sinh khối tươi với D1.3 ở các trạng thái được biểu diễn bằng các phương trình tương quan thể hiện trong bảng sau:
Trạng thái Tương quan giữa trọng lượng tươi với D1.3 R2 IIA-IIB TL(tuoi)(kg) = 0.7083.D2 - 1.6429.D - 0.0306 0.9931
IIIA1 TL(tuoi)(kg) = 0.3708.D2.3143 0.9872
IIA2 TL(tuoi)(kg) = 0.4898.D2.2175 0.9766
Chung TL(tuoi) (kg) = 0.261D2.395 0.9770
Hình 5.3: Đồ thị quan hệ trọng lượng tươi của cây theo đường kính
Từ kết quả cho thấy, tương quan giữa đường kính và trọng lượng tươi cây là rất chặt thể hiện ở hệ số quan hệ R2 ( R2 >0.97 ). Trong khi đó, tương quan này được biểu diễn bằng phương trình bậc 2 ở trạng thái rừng non, rừng nghèo và trung bình lại được biểu thị bằng phương trình mũ. Nhìn chung khi đường kính tăng lên, trọng lượng tươi của cây cũng tăng theo, đặc biệt sự gia tăng này thể hiện càng mạnh ở
những cây có đường kính lớn. Các phương trình ở bảng trên là cơ sở để xác định gián tiếp trọng lượng tươi của cây rừng mà không cần chặt hạ, giải tích và cân đo.