I. KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
3. Một số chỉ tiêu kinh tế trong những năm gần đây
Phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn, chủ động đề ra các giải pháp hợp lý để phấn đấu vươn lên để đạt những thành tích sau:
3.1. Doanh thu
Đơn vị: 1000đ
2003 2004 2005 2006 2007
3.2.Doanh thu xuất khẩu
Đơn vị: USD
2003 2004 2005 2006 2007
370.976,69 439.174,35 528.769,55 1.748.528 3.015.862
3.3.Giá trị tài sản cố định bình quân trong năm
Phản ánh theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định
Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 -Nguyên giá - Giá trị còn lại 8.584.601 5.893.580 10.203.806 7.005.213 13.248.876 9.095.744 15.016.125 11.682.071 15.749.520 12.185.569
3.4.Vốn lưu động bình quân trong năm
Đơn vị: 1000đ
2003 2004 2005 2006 2007
3.5. Lợi nhuận Đơn vị: 1000đ Đơn vị: 1000đ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 LN trước thuế 843.000 1.002.000 1.301.000 1.671.000 1.743.000 Thuế TNDN 236.040 280.560 364.280 467.880 488.040 LN sau thuế 606.960 721.440 936.720 1.203.120 1.254.960
3.6. Số lao động bình quân trong năm và thu nhập trung bình của người lao động động Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 Số lao động bq Người 284 339 397 405 442 Thu nhập bình quân đ/người /tháng 930.000 1.000.00 0 1.150.00 0 1.350.00 0 1.500.000 4. Đặc điểm tổ chức kế toán
4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh của công ty nên hiện nay bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Điều này thể hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty đều được thực hiện tài phòng tài chính kế toán. Ở các phân xương không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ theo dõi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán tập trung của công ty để tiến hành ghi chép và lập các báo cáo liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Lâm sản Nam định được mô tả ở sơ đồ sau
SƠ ĐỒ 4.1
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung dưới sự phân công và chịu trách nhiệm của kế toán trưởng.
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: Phụ trách toàn bộ công tác kế toán của công ty. Chỉ đạo kiểm tra công tác kế toán của các kế toán viên. Ký duyệt các chứng từ sổ sách. Hàng tháng, quý có trách nhiệm lập báo cáo, duyệt báo cáo đồng thời chịu trách nhiệm với giám đốc và cơ quan nhà nước về thông tin kinh tế do mình cung cấp.
- Kế toán nguyên vật liệu, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi phân loại chi phí sản xuất, tính giá thành các loại sản phẩm do công ty sản xuất. Đồng thời ghi chép phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu, công cụ, dụng cụ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo cho kế toán trưởng cũng như giải trình cho giám đốc về tình hình tập hợp chi phí cũng như công tác tính giá thành cho sản phẩm.
- Kế toán tiền lương kiêm kế toán tài sản cố định: Hàng tháng có trách nhiệm tính lương cho toàn bộ các cán bộ công nhân viên và công nhân trong
Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán NVL, tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tiền lương kiêm kế toán TSCĐ Kế ton tổng hợp kiêm kế toán công nợ và thuế
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,… Đồng thời có trách nhiệm tính và phân bổ khấu hao cho các tài sản cố định, tình hình tăng, giảm và thanh lý tài sản cố định của công ty.
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán công nợ và thuế: Chịu trách nhiệm về việc theo dõi toàn bộ công tác kế toán của công ty cùng với kế toán trưởng. Theo dõi tình hình thanh toán, vay, nợ của công ty với khách hàng cũng như của khách hàng với công ty. Đồng thời có trách nhiệm lập các báo cáo về thuế và tình hình nộp thuế cho ngân sách nhà nước.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm tiến hành nhập xuất quỹ căn cứ vào các chứng từ thu chi hợp lệ.
Phòng kế toán có 5 người, mỗi người giữ một chức năng riêng nhưng lại được thống nhất liên kết chặt chẽ với nhau.
4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp là hình thức Nhật ký chung. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh theo thứ tự thời gian vào sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung , lấy số liệu để ghi vào sổ cái. Mỗi bút toán phản ánh trong sổ Nhật ký được chuyển vào sổ cái ít nhất hai tài khoản có liên quan.
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải cung cấp các thông tin kinh tế tài chính một cách nhanh chóng, kịp thời nên sang năm 2006 công ty đã áp dụng tin học vào trong kế toán, đó là phần mềm kế toán MISA-SME Vesion 7.5 R3.
Theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ghi chép theo hình thức Nhật ký chung khi áp dụng phần mềm kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau:
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
1) Căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, TK ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phầm mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
2) Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (Cộng sổ) tự động lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in Báo cáo tài chính theo quy định. Chứng từ kế toán - BCTC - BC kế toán quản trị Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Phần mềm kế toán máy vi tính Sổ kế toán (Sổ tổng hợp, sổ chi tiết)
Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
4.3. Các chế độ và phương pháp kế toán đang áp dụng tại đơn vị
* Chế độ kế toán áp dụng:
Ngày 20/03/2006, Bộ Tài Chính đã ban hành QĐ số 15/2006/QĐ-BTC thay thế QĐ số 1141TC/QĐ/CĐKT áp dụng cho các doanh nghiệp theo chế độ kế toán 1141 và các thông tư chuẩn mực kế toán khác. Và hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán này.
* Phương pháp tính giá hàng xuất kho:
Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Công ty đang áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
* Phương pháp khấu hao:
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. * Niên độ kế toán:
Áp dụng theo năm trùng với năm dương lịch (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm).
* Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ * Kỳ kế toán:
Áp dụng theo tháng, bên cạnh đó cũng sử dụng kỳ kế toán theo quý (khi phải lập báo cáo theo luật định).
Theo quy định chung, báo cáo tài chính của công ty bao gồm: - Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra, để phục vụ cho công tác quản lý, công ty còn lập báo cáo quỹ, báo cáo công nợ, báo cáo tổng hợp tồn kho, …
* Đơn vị tiền tệ:
Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (VNĐ).
II. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH 1. Đặc điểm tổ chức, quản lý chi phí sản xuất, phân loại và đối tượng chi
phí sản xuất
1.1. Đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất ảnh hưởng đến xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành tượng tập hợp chi phí và tính giá thành
Công ty có ba xí nghiệp sản xuất: Xí nghiệp chế biến lâm sản Nam Định, Xí nghiệp chế biến gỗ Hòa Xá và Xí nghiệp chế biến gỗ Trình Xuyên. Mỗi xí nghiệp có bốn tổ sản xuất và một tổ phục vụ, các xí nghiệp đều được thống nhất từ trên công ty thực hiện theo nguyên tắc tham mưu, lấy tổ sản xuất làm đơn vị khép kín. Như vậy, công nghệ sản xuất hoàn toàn khép kín, độc lập và giống nhau trong mỗi đơn vị trực thuộc.
Quy trình công nghệ của công ty được bố trí theo dây chuyền chế biến qua các tổ sản xuất từ tổ phục vụ tiếp nhận gỗ nguyên liệu chính qua sơ chế ra quy cách của sản phẩm đưa vào lò sấy, sau đó qua tổ mộc máy tới tổ mộc tay rồi chuyển qua hoàn thiện và cuối cùng là bộ phận cuối kiểm tra chất lượng sản phẩm.
SƠ ĐỒ 1.1
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH
Tổ phục vụ Tổ mộc máy K.C.S sản phẩm Tổ hoàn thiện Tổ mộc tay Nhập kho
Thuyết minh sơ đồ dây chuyền: Các công đoạn sản xuất
- Công đoạn 1: Tổ phục vụ tiếp nhận nguyên, vật liệu chính là gỗ tròn (Gỗ rừng trồng 100% bao gồm gỗ keo, gỗ thông) mua từ khách hàng, qua công đoạn xẻ xơ chế bằng máy cưa vòng đẩy sang công đoạn xẻ phôi bằng các máy cưa đĩa sau đó đưa vào lò sấy hơi nước, thời gian sấy từ 7 đến 10 ngày mới đảm bảo đủ độ ẩm cho phép.
- Công đoạn 2: Tổ mộc máy tiếp nhận gỗ đã được sấy lần lượt qua các máy từ pha cắt chi tiết đến bào thảm, cắt mộng, trà nhám hoàn chỉnh các chi tiết sản phẩm.
- Công đoạn 3: Tổ mộc tay (tổ lắp ráp) tiếp nhận các chi tiết sản phẩm đã hoàn chỉnh từ tổ mộc máy để lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.
- Công đoạn 4: Tổ hoàn thiện tiếp nhận các sản phẩm đã được lắp ráp hoàn chỉnh, lau chuốt lại lần cuối cùng để đóng vào bao bì bảo quản.
- Công đoạn 5: Bộ phận cuối kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng hàng vào hộp để nhập kho thành phẩm.
Mỗi xí nghiệp của công ty được chuyên môn hoá về mặt hàng sản xuất. + Xí nghiệp Nam Định: giá để tạp chí, ván ghép thanh loại A, ván ghép thanh loại B,…
+ Xí nghiệp Hoà Xá: Các loại bàn ghế xuất khẩu sang thị trường Châu Âu như sản phẩm Platta, sản phẩm bàn Applaro lá rơi,….
+ Xí nghiệp Trình Xuyên: Nhóm mặt hàng tiêu thụ trong nước: bàn ghế học sinh,….
Khi doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng, phòng điều hành sản xuất sẽ xác định đơn hàng đó gồm những mặt hàng gì (thông thường đơn hàng công ty kí kết với các khách hàng chỉ chuyên về một mặt hàng nhất định). Sau đó phòng điều hành sản xuất sẽ lên kế hoạch sản xuất giao cho xí nghiệp chuyên sản xuất loại mặt hàng đó chuẩn bị sản xuất.
Theo nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, công ty cổ phần lâm sản Nam Định đã có những dây chuyền sản xuất mới, hiện đại. Bằng khả năng của mình, nhằm ổn định sản xuất và ngày càng phát triển vững chắc, các sản phẩm của công ty sản xuất là các đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng cơ bản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài luôn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn mẫu mã chính xác. Vì vậy việc xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của công ty, giúp công ty tính toán chính xác số chi phí tiêu hao trong một giá trị sản phẩm sản xuất.
Với khối lượng nghiệp vụ phát sinh mỗi kỳ hạch toán tương đối ổn định theo từng đơn hàng, bộ phận kế toán của công ty đã sử dụng phương pháp hạch toán chi phí trực tiếp vào sản phẩm.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất
* Phân loại theo khoản mục chi phí
Để phục vụ cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất ở công ty được phân loại theo khoản mục chi phí (theo mục đích và công dụng của chi phí).
DANH SÁCH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ
Mã Diễn giải
VatLieu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
NhanCong Chi phí nhân công trực tiếp
Chung Chi phí sản xuất chung
Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính là các loại gỗ, chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm các loại keo: keo ghép dọc 3396, keo ghép ngang 1980, cứng keo 1993,…; các loại sơn: Sơn lót, sơn màu,…; xăng, dầu, ….. được tập hợp trực tiếp cho từng đơn hàng.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, các khoản phụ cấp độc hại, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh tai phân xưởng như tiền lương nhân viên phân xưởng, các khoản phụ cấp trách nhiệm, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương, chi phí vật tư, chi phí khấu hao tài sản cố định, các khoản chi phí dịch vụ như điện, điện thoại, nước,…..
Các khoản chi phí này chỉ bao gồm chi phí sản xuất
* Phân loại theo yếu tố chi phí
Ngoài ra để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa diểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố.
- Yếu tố nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, nhiên liệu,… mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố lương và các khoản trích theo lương:phản ánh toàn bộ số tiền lương, các khoản phục cấp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí.
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh như khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện, nhà cửa,…
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả về các loại dịch vụ từ bên ngoài: tiền điện, nước, điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Gồm các khoản chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Các yếu tố chi phí này bao gồm cả chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Công ty sản xuất nhiều đơn hàng một lúc nên kế toán căn cứ đơn đặt hàng để khai báo theo từng công việc cụ thể trên phần mềm để tập hợp chi phí