Nghiên cứu cây họ đậu che phủ và cải tạo đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chè kiến thiết cơ bản tại Phú hộ (Trang 34 - 37)

Tác giả Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1992 [92] tổng kết chi tiết. Là loại cây phân xanh rất thích hợp trong việc sử dụng cải tạo và bảo vệ đất không chỉ ở vùng đồi mà ngay cả ở vùng đất thấp, cả trong vườn gia đình. Cốt khí có thể sống ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, chịu đựơc cả nhiệt độ thấp (7-100C) và nhiệt độ cao (35-370C).Cốt khí là loại cây phân xanh chịu hạn, có thể phát triển bình thường trên đất có độ pH từ 3,5-7,0, tuy nhiên trong điều kiện hơi chua thì sinh trưởng phù hợp. Khả năng nảy chồi của cốt khí cao, trồng 1 lần thu hoạch 3-4 năm. Một cây cốt khí 3 tuổi có thể che phủ 1,2 - 1,5 m2 mặt đất. Cốt khí có bộ rễ phát triển khỏe, 70% rễ tập trung ở tầng đất 0 - 30 cm. Loại cây cho năng suất chất xanh cao, ngay năm thứ nhất cốt khí có thể cho 15 - 20 tấn/ha, năm thứ hai cho 30 - 35 tấn/ha. Ngoài ra, trọng lượng rễ để lại trong đất từ 3 - 6 tấn/ha/năm đầu, năm thứ hai có thể từ 10 -15 tấn/ha. Lượng lá rụng để lại cho đất từ 4 - 10 tấn/ha/năm. Cành lá cốt khí có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao trung bình: 4% N, 0,3% P2O5 và 1% K2 O. Trong rễ lượng N, P2O5 và K2 O là 2,0%, 0,3% và 0,8% (theo thứ tự tương ứng).

Ở nước ta, tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng của cây phân xanh qua kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Đình Chấn 1981 [3] đã chứng minh: trồng cây phân xanh (cỏ Stylosanther-Gracilic) đã có tác dụng làm tăng chất

dinh dưỡng N, P, K và hàm lượng mùn trong đất đáng kể so với đất trước khi trồng phân xanh.

Hàm lượng mùn tăng (từ 3,8-6% lên 5,38%), N% tăng (từ 0,13% lên 0,18%), P2O5% tăng (từ 0,017% lên 0,1%), P2O5dễ tiêu tăng (từ 3,75 lên 4,15mg/100g đất), K2 O dễ tiêu tăng (từ 8,5 lên 25,0mg/100g đất).

Khi nghiên cứu về đất bazan thoái hóa tác giả Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm 1991 [46] đã chứng minh cụ thể: ngay trên đất đỏ nâu bazan có độ phì tự nhiên cao cũng bị mất khả năng sản xuất do tác hại của rửa trôi xói mòn. Sau khi trồng cây phân xanh 3 năm, sau đó trồng lúa nương đã cho kết quả

Bảng 2.7: Năng suất lúa nương sau 3 năm trồng cây phân xanh

CT Năng suất lúa nương (tạ/ha)

Không trồng cây phân xanh 0,0

Trồng muồng lá dài 18,0

Trồng cỏ Stilo 20,0

Trồng cốt khí 21,6

Sau 3 năm trồng cây phân xanh, đất thoái hóa đã được phục hồi nhanh chóng và cho khả năng sản xuất trở lại, thông qua chất dinh dưỡng mà cây phân xanh cung cấp cho đất.

Trên đất đồi trồng cây lâu năm những kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Đình Định 1988 [12] đã chỉ rõ: Sau 3 năm trồng cây phân xanh hàm lượng chất hữu cơ trong đất tăng lên rõ rệt.

Bảng 2.8: Chất hữu cơ trong đất sau 3 năm trồng cây phân xanh

CT

Hàm lượng M % Tầng đất (cm)

0-10 10-30

1. Đối chứng (không trồng xen phân xanh) 1,48 1,31

2. Muồng dùi đục 1,66 1,83

3. Cốt khí 2,12 1,50

4. Cỏ Stylo 1,99 1,45

5. Đậu lông 2,35 1,48

6. Đậu hồng đáo 2,22 1,54

Ngoài ra còn nhiều kết quả nghiên cứu rất phong phú về vai trò cải tạo đất của cây phân xanh (trong đó cây cốt khí trên đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và cây hàng năm: cam, quýt, sắn, dứa, cà phê...(Lê Đình Sơn 1994 [46]; Nguyễn Văn Tiến 1987 [49]; Nguyễn Sĩ Nghị, Quỳnh Anh, 1979 [29]).

Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu đều chứng minh tác dụng cải tạo đất của cây phân xanh, cây đậu đỗ, cây che bóng mát thông qua con đường cung cấp chất xanh và trả lại cho đất hàm lượng dinh dưỡng đáng kể.

Ở nước ta cũng như các nước trên thế giới cây phân xanh được sử dụng rộng rãi bằng nhiều hình thức trồng thuần, trồng gối, trồng xen với các loại cây trồng chính như (chè, cà phê) đã có tác dụng làm giảm nhiệt độ mặt đất, làm cây che bóng.

Cây phủ đất, hạn chế bốc hơi, tăng cường độ ẩm, hạn chế xói mòn và bảo vệ đất. Ngoài ra cây phân xanh còn là nguồn cung cấp chất hữu cơ, các chất

dinh dưỡng đáng kể cho đất và cho cây trồng chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chè kiến thiết cơ bản tại Phú hộ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)