Đối t−ợng đất trồng Hồi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quan -Tỉnh Lang Sơn (Trang 90 - 94)

. Độ ẩm không khí trung bình tháng cao nhất: 86% (tháng 8)

a, Đối t−ợng đất trồng Hồi.

Là những diện tích đất trống đồi núi trọc (gồm các trạng thái đất trống cây bụi IB và đất trống cây gỗ rải rác IC) phân bố ở những nơi có điều kiện lập địa và các chỉ tiêu sinh thái thích hợp với cây Hồi.

b, Khối lợng.

Tổng diện tích trồng rừng Hồi mới là 4.000 ha đ−ợc phân bố ở 20/24 xã trong huyện. Trong 4 xã còn lại (Hữu Lễ, Yên Phúc, Bình Phúc, Xuân Mai) do điều kiện quỹ đất cũng nh− điều kiện lập địa không thích hợp cho việc trồng Hồi. Do vậy, việc quy hoạch không thực hiện đ−ợc.

c, Giải pháp kỹ thuật.

* Kỹ thuật làm v−ờn −ơm.

- Nơi chọn làm v−ờn −ơm phải cao ráo, có độ dốc từ 5 đến 100, gần nguồn n−ớc t−ới. Vị trí v−ờn phải nằm về phía Đông Bắc hoặc Đông Nam. Không làm v−ờn ở những nơi úng trũng, ở h−ớng có ánh nắng gay gắt, h−ớng gió mùa Đông Bắc thổi mạnh.

- Đất làm v−ờn −ơm phải có tầng đất dày trên 80cm, thuộc loại đất cát trung bình hoặc sét pha nhẹ. Tránh đất phong hoá từ đá vôi, đất bạc màu khô cứng, đất có nhiều đá lẫn.

- Phía trên v−ờn phải đào rãnh thoát n−ớc hình móng ngựa miệng rộng 50cm, đáy rộng 40cm, sâu 30cm. Trong v−ờn phải bố trí hệ thống rãnh thoát n−ớc. Xung quanh v−ờn phải làm bằng hàng rào chắc chắn để chống gia súc phá hoại.

- Đất làm v−ờn −ơm phải đ−ợc cày bừa 3 lần, nhặt sạch cỏ dại, đ−ờng kính hạt đất trên mặt 5 - 10cm.

- Luống gieo hạt có chiều rộng luống 120cm, chiều rộng chân luống 130cm, chiều cao luống 12 - 15cm, rãnh luống rộng 40cm, chiều dài luống 10m.

* Kỹ thuật chọn giống và xử lý hạt giống.

- Chọn cây lấy quả giống ở rừng Hồi giống thuần loại, loại 8 cánh, ở độ tuổi 30 - 40. Cây sinh tr−ởng tốt, không sâu bệnh, thân cây thẳng, mập, tán lá cân đối và sai quả hàng năm.

- Thời vụ thu hái tr−ớc và sau s−ơng giáng 7 ngày khi quả Hồi xanh chuyển sang màu vàng nhạt.

- Sau khi thu quả đem phơi nơi thoáng mát 3 - 5 ngày để hạt tự tách ra, số ch−a tách lấy dao nhỏ tách lấy hạt, hạt thu đ−ợc phải bảo quản ngay trong cát ẩm với tỷ lệ 1 hạt 2 cát và cho vào hầm hàm ếch, mỗi hầm bảo quản từ 2 - 3 kg hạt, 1 kg hạt có 6.500 - 7.000 hạt.

- Chọn đào hàm ếch ở s−ờn đồi h−ớng Đông hoặc Đông Nam, thoát n−ớc. Miệng hầm rộng 40cm, cao 30cm, nền hầm sâu 50cm, rộng 50cm và hơi nghiêng về phía miệng. Trên nền hầm rải một lớp cát ẩm dày từ 2 - 3cm, sau đó rải hạt đã trộn đều và cát ẩm lên trên, bề dày lớp hạt 5cm, phía trên lớp hạt lại rải đều 1 lớp cát ẩm dày 2 - 3cm.

- Dùng thuốc DDT hoặc 666 loại 6% rắc đều xung quanh nền hầm cách lớp hạt từ 2 - 3cm để tránh Mối, Kiến phá hoại.

- Hạt sau khi bảo quản từ 7 - 9 ngày sẽ nảy mầm.

* Gieo hạt.

- Khi hạt nứt nanh 20% lô hạt thì tiến hành đem gieo, gieo theo rạch và mật độ gieo 1kg hạt giống/ 30 m2 mặt luống. Sau khi gieo hạt lấp đất dày 1 - 1,5cm và t−ới nhẹ với l−ợng 4 lít/ m2, sau đó phủ rạ để giữ ẩm độ cho hạt. Thời vụ gieo từ tháng 1 đến tháng 2.

- Thời gian nuôi cây tạo v−ờn kể từ khi gieo hạt, là cây trồng mùa xuân - hè: 24 tháng trở lên. Cây trồng vụ thu: 20 tháng tuổi trở lên.

* Thiết kế trồng rừng.

Tất cả những diện tích đ−a vào trồng rừng đều phải có thiết kế cụ thể (tuân thủ quy định thiết kế trồng rừng tập trung vùng đồi núi đ−ợc ban hành kèm theo quyết

định số 1982/KT ngày 20/11/1988 của bộ Lâm nghiệp cũ) và phải đ−ợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Ph−ơng thức trồng rừng.

Hồi là cây −a bóng khi nhỏ và đến khi lớn thì cần l−ợng ánh sáng nhiều. Do vậy, để thuận lợi cho việc sinh tr−ởng, phát triển của cây Hồi thì ph−ơng thức trồng rừng Hồi là thuần loài.

* Ph−ơng pháp trồng rừng.

Hiện nay, rừng Hồi tự nhiên không còn nữa. Do vậy, việc tái sinh tự nhiên không diễn ra, ở d−ới tán rừng Hồi do hàng năm các chủ hộ chăm sóc và dọn vệ sinh cho rừng nên việc tái sinh tự nhiên d−ới tán rừng trồng Hồi cũng không diễn ra.

Xuất phát từ thực tiễn cũng nh− kinh nghiệm của ng−ời dân trồng Hồi thì việc trồng rừng Hồi đ−ợc tiến hành bằng ph−ơng pháp trồng rừng bằng cây con có bầu.

* Kỹ thuật trồng cây.

- Mật độ trồng 400 cây/ha. Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 5m. Thời vụ trồng: vụ xuân hè và vụ thu. Cây con đem trồng vụ xuân hè 24 tháng tuổi, vụ thu trên 20 tháng tuổi. Cây cao > 40 cm và đ−ờng kính cổ rễ >5mm.

- Xử lý thực bì: Đối với thực bì cao trên 1m phá băng rộng 1m, chừa 4m theo đ−ờng đồng mức. đối với thực bì th−a, cao d−ới 1m tiến hành phá băng rộng 2m sau đó tiến hành gieo 3 hàng cốt khí để che bóng.

- Làm đất: Làm đất cục bộ bằng cách đào hố với kích th−ớc 40 ì 40 ì 40cm. Hố đào tr−ớc khi trồng 3 tháng, lấp hố tr−ớc khi trồng 1 tháng kết hợp bón lót 1kg/ hố gồm 50% phân chuồng hoai và 50% phân xanh ủ hoai.

- Bứng cây đi trồng: Nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu và làm ảnh h−ởng đến bộ rễ cây (bầu polyetylen thì xé bỏ tr−ớc khi trồng). Trồng cây ngay ngắn và che nắng, giữ ẩm cho cây sau khi trồng.

* Chăm sóc và bảo vệ cây trồng:

Hồi sau khi trồng phải chăn sóc 8 năm liên tục, mỗi năm 2 lần vào vụ xuân và vụ thu. Cần kiểm tra trồng dặm trong 3 năm đầu.

Nội dung chăm sóc là xới, dãy cỏ quanh miệng hố, phát bỏ cây lấn át và bón phân.

Từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 mỗi năm bón 2 lần. Lần một 1kg phân chuồng/ cây (50% phân chuồng + 50% phân xanh) cộng với 20g đạm, 10g lân. Lần hai bón 20g đạm, 10g lân.

Những năm sau vẫn bón 1kg phân chuồng/ cây nh−ng l−ợng đạm và lân tăng lên đến năm thứ 7,8 mỗi gốc 0.1 - 0.15kg phân đạm/cây và 0.2kg phân lân/cây. Phát cây bụi xung quanh gốc theo diện tích tán cây, xới đất và nhặt sạch cỏ trong phạm vi đã cuốc xung quanh gốc.

Để đảm bảo rừng Hồi sinh tr−ởng và phát triển tốt cần có những biện pháp bảo vệ tích cực nhằm phòng chống các tệ nạn phá rừng nhất là Trâu, Bò, nạn cháy rừng, các loại sâu bệnh phá hoại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quan -Tỉnh Lang Sơn (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)