Hiện trạng phát triển ngành giáo dục đào tạo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quan -Tỉnh Lang Sơn (Trang 68 - 70)

. Độ ẩm không khí trung bình tháng cao nhất: 86% (tháng 8)

a. Hiện trạng phát triển ngành giáo dục đào tạo.

Công tác giáo dục đào tạo của huyện Văn Quan thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Quy mô học sinh các bậc học ngày càng tăng, bình quân hàng năm tăng 3,08%, tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm, chất l−ợng dạy học và học đ−ợc nâng lên đáng kể, số học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh ngày càng tăng. Hết năm 1995 huyện Văn Quan cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù trữ. Hiện nay số xã đ−ợc công nhận phổ cập trung học cơ sở chiếm 20,8%. Cơ sở vật chất cho dạy và học ngày càng đ−ợc bổ xung và nâng cao, hết năm 1999 cơ bản đã xoá xong lớp học 3 ca và phòng học tạp không còn. Đầu t− xây dựng trên 300 phòng học, từng b−ớc kiên cố hoá tr−ờng học, toàn huyện có 525 phòng học trong đó phòng học cấp IV trở lên là 352 phòng.

- Ngành học mầm non ngày càng mở rộng, năm học 1999 - 2000 có 42 lớp mẫu giáo, đến năm học 2002 - 2003 đã có 64 lớp, tăng gấp 1,5 lần. Số cháu đ−ợc đến lớp tăng từ 843 lên 1.162 cháu.

- Bậc học phổ thông, do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân c−

phân bố rải rác không tập trung... ngành giáo dục đã đa dạng hoá các loại hình tr−ờng lớp, tổ chức các lớp ghép, mở rộng các phân tr−ờng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em trong độ tuổi đ−ợc đến tr−ờng, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 14 tuổi đến tr−ờng đạt 98%. Năm học 2002 - 2003 trên địa bàn huyện có 38 tr−ờng, trong đó 36 tr−ờng tiểu học và trung học cơ sở, 2 tr−ờng phổ thông trung học, với 8.537 học sinh tiểu học, 5.158 học sinh trung học cơ sở, 1.393 học sinh PTTH, 474 giáo viên tiểu học, 272 giáo viên trung học cơ sở và 57 giáo viên PTTH.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một trung tâm giáo dục th−ờng xuyên, tổ chức các lớp bổ túc văn hoá, dạy nghề, một tr−ờng nội trú và một trung tâm chính trị tại trung tâm huyện.

Công tác đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ đ−ợc huyện quan tâm, mở các lớp lý luận chính trị đào tạo cán bộ cho các ngành của huyện và xã, mở các lớp ngắn ngày bồi d−ỡng kiến thức cho cán bộ cơ sở, cử cán bộ đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, đào tạo nghiệp vụ thống kê, kế toán, địa chính...

Tuy nhiên. công tác giáo dục, đào tạo vẫn ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chất l−ợng giáo dục ch−a cao, còn 4 xã (Phú mỹ, Hoà Bình, Song Giang, Bình Phúc) ch−a có tr−ờng trung học cơ sở, do đó ảnh h−ởng đến công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tr−ờng THPT ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu của học sinh trong độ tuổi. Tỷ lệ huy động vào nhóm trẻ, mẫu giáo còn quá thấp, cơ sở vật chất còn thiếu nhiều, hầu hết các tr−ờng ch−a có phòng chức năng, công trình vệ sinh, sân chơi.., các phòng học cấp IV tiếp tục xuống cấp. Số học sinh đ−ợc vào học ở cấp PTTH còn thấp, thậm chí có thôn, bản không có học sinh cấp PTTH, gây khó khăn cho công tác đào tạo cán bộ cơ sở.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng hồi thuộc huyện Văn Quan -Tỉnh Lang Sơn (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)