Nguyên tắc
Sự định phân này căn bản dựa trên sự phản ứng màu đặc trưng cho bởi đường và nhiều chất hữu cơ với sự hiện diện của acid sulfuric (H2SO4).
Sự chính xác của kết quả phụ thuộc vào: o Độ sạch các dụng cụ
o Độ tinh khiết của thuốc thử, nhất là H2SO4 o Nhiệt độ phải cố định trong suốt thời gian đun
Cách thực hiện
Trích đƣờng
Cân 1 g mẫu cà phê đã nghiền nhỏ
Cho vào becher 100 ml và thêm vào 10 ml cồn 90o Đun cách thủy cho sôi 3 lần
Khuấy đều, để nguội
Lọc qua giấy lọc không tro (giữ cặn, không đổ cặn lên giấy lọc)
Thêm 10 ml cồn 80o vào cốc chứa cặn, khuấy đều Đun cách thủy cho sôi 2 lần
Khuấy, để nguội, lọc
Lặp lại 2 lần
Đưa cặn lên giấy lọc và rửa sạch 2 – 3 lần bằng cồn 80o nóng Đun nhẹ dịch lọc trên nồi cách thủy để cồn bay hơi hết
Pha loãng cặn thu được với nước cất, định mức 50 ml Để lắng
Thực hiện phản ứng màu
Ta có thể tạo phản ứng màu của dung dịch đường với một trong những thuốc thử sau đây: phenol, orcinol hay antron. Trong đề tài này, chúng tôi chọn thuốc thử là antron.
Thực hiện theo bảng dưới đây:
Bảng 3.2: Bảng thực hiện phản ứng màu với antron
Ống số 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Glucose mẫu 0,01% (ml) 0 0 1 2 3 4 5
Nước cất (ml) 5 5 4 3 2 1 0
Dung dịch đường nghiên cứu (ml) 5 5
Nồng độ đường mỗi ống (mg/ml) 0 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 x x
Để tất cả các ống vào một nồi nước đá
Thêm thật chậm 10 ml thuốc thử antronvào mỗi ống (chảy theo thành ống nghiệm)
Dùng đũa thủy tinh khuấy chậm Đun sôi cách thủy đúng 7,5 phút
Làm lạnh trong nước đá
Khi nguội, đo OD ở bước sóng 630 nm
Tính kết quả
Trị số mật độ quang của những ống mẫu sau khi đã trừ đi trị số của ống thử không sẽ xác định được đường chuẩn.
Với dung dịch đường cần định nồng độ, ta cũng lấy trị số mật độ quang trừ đi trị số mật độ quang của ống thử không rồi chiếu vào đường chuẩn để suy ra nồng độ x, từ đó tính ra % lượng đường trong mẫu.