Giải pháp nâng cao vai trò của thông tin kế toán đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Đề tài : BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 ppt (Trang 79 - 81)

GS. Paul Krugman nổi tiếng là người chỉ trích mạnh mẽ các chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Bush, ông cho rằng các chính sách đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Theo ông, chính những quyết định bãi bỏ các quy định và việc áp dụng những chính sách tài chính lỏng lẻo và việc phát triển một hệ thống tài chính ngoài tầm kiểm soát đã gây ra cơn bão tài chính khủng khiếp hiện nay.

Ngày 19/06/2009 Chính phủ Mỹ vừa công bố đề xuất cải tổ các quy định liên quan tới ngân hàng nhằm ngăn chặn các đợt khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Các điểm chính trong kế hoạch này bao gồm: Cục Dự trữ liên bang Mỹ có nhiều quyền hạn hơn nhằm giám sát các ngân hàng lớn cũng như các định chế tài chính được cho là có khả năng làm tổn hại tới nền kinh tế Mỹ nếu bị sụp đổ, một hội đồng các nhà quản lý của chính phủ sẽ được thành lập để theo dõi những nguy cơ có khả năng gây tổn hại cho hệ thống tài chính, chính phủ sẽ thành lập một cơ quan bảo vệ tài chính cho người tiêu dùng, yêu cầu các ngân hàng lớn

phải dự trữ thêm tiền mặt, phòng trừ thua lỗ trong tương lai, cổ đông cũng sẽ có thêm quyền để đặt nghi vấn về khoản thưởng của các lãnh đạo. Sự cải cách trong quản lý bắt đầu từ sự cải tổ hệ thống quản lý là FED và SEC.

Cải cách trong vai trò và phạm vi quản lý của FED

Sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồi tệ nhất lịch sử xảy ra, các nhà hoạch định chính sách của FED đã bàn bạc một kế hoạch cải tổ hệ thống quản lý của mình. Họ đang xác định lại xem những công ty nào là thiết yếu đối với dòng chảy tín dụng, phạm vi đã từng là độc quyền của các ngân hàng thương mại, và những công ty nào sẽ gây ra đe dọa đối với nền kinh tế nếu họ thất bại. Thư kí Kho bạc Henry Paulson đã nói rằng FED nên mở rộng phạm vi giám sát của mình bao gồm cả các tổ chức đầu tư trên phố Wall, hiện tại đang được quản lí bởi SEC. Như vậy không những Ủy ban chứng khoán trực tiếp quản lý tình hình hoạt động và tiếp nhận các Báo cáo tài chính của các tổ chức trên phố Wall mà cả FED cũng sẽ tiếp nhận và quản lý những thông tin này .Quốc hội sẽ trao cho FED những quyền hạn mới đối với các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Cụ thể FED sẽ có quyền kiểm tra các hoạt động bên trong của những công ty hiện thoát khỏi hầu hết sự giám sát của Cục dự trữ liên bang. Nếu FED thấy rằng một công ty đã lớn tới mức không thể sụp đổ, như trường hợp của AIG, họ sẽ buộc công ty đó tuân thủ các yêu cầu khắt khe hơn về vốn so với các đối thủ nhỏ hơn và giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động vay tiền của công ty cũng như các đối tác của công ty này.

Cải cách trong vai trò và phạm vi quản lý của SEC

Trước kia SEC không quản lý hoạt động của các quỹ đầu cơ và các công ty quản lý đầu tư tư nhân (quản lý tiền cho các cá nhân giàu có) và các tổ chức như các quỹ lương hưu. Ví dụ như các quỹ đầu cơ hàng tỷ USD Citadel Group và các công ty quản lý đầu tư tư nhân như Carlyle Group hay Kohlberg Kravis Roberts. Hoạt động của các công ty này hầu như nằm ngoài sự quản lý của Ủy ban chứng khoán SEC hoặc Cục dự trữ liên bang FED. Theo đề xuất của chính quyền Obama, các cố vấn làm việc cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, quản lý đầu tư và các quỹ đầu cơ sẽ phải đăng ký với SEC. Họ sẽ phải cung cấp cho chính phủ, trên cơ sở bí mật, các thông tin kế toán cụ thể về số tiền họ vay để thúc đẩy các hoạt động đầu tư cũng như thông tin về các nhà đầu tư của họ và các đối tác kinh doanh. SEC sau đó sẽ chia sẻ những thông tin trên với một cơ quản quản lý rủi ro hệ thống.

Qua kế hoạch cải tổ của chính quyền Obama, chúng ta cũng đã thấy họ đã có sự thay đổi trong vấn để kiểm soát hoạt động của tổ chức kinh tế. Điều đó cũng

có nghĩa là SEC, FED và cả chính phủ sẽ được cung cấp toàn bộ thông tin về kế toán, tài chính, rủi ro của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Việc giám sát thông tin kế toán của một doanh nghiệp không còn nằm trong tầm ảnh hưởng của bản thân doanh nghiệp đó mà nó còn có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với cả nền kinh tế. Những cải cách sâu rộng của chính quyền Mỹ cho thấy họ đã nhìn nhận vai trò quan trọng của thông tin kế toán đối với việc quản lý và hoạch định những chính sách kinh tế vĩ mô. Từ những cải cách của Mỹ, Việt Nam sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm cho việc quản lý nền kinh tế của mình.

Một phần của tài liệu Đề tài : BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 ppt (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)