Bài học về vai trò thông tin kế toán đối với các quyết định của chính

Một phần của tài liệu Đề tài : BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 ppt (Trang 74 - 78)

phủ trong vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế.

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED và Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Mỹ SEC là hai cơ quan quản lý thị trường tài chính Mỹ có vai trò trực tiếp đối với nền tài chính Mỹ. Hai cơ quan này được xem là có trách nhiệm lớn trong việc để xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lần này bởi vì những chính sách vĩ mô sai lầm đã tạo nên sự phát triển quá nóng của thị trường tài chính trong khi chính các cơ quan này không thể kiểm soát tất cả thông tin về các hoạt động của thị trường và sử dụng thông tin đó cho mục đích quản lý của mình.

Đối với cục dự trữ liên bang Mỹ FED (Federal Reserve System)

Nhiệm vụ chính của FED là duy trì sự ổn định của nền kinh tế thông qua các chính sách tiền tệ khôn ngoan. Trong trang web riêng của FED đã đưa ra ba nhiệm vụ chính đối với công chúng như sau:

Tiến hành chính sách tiền tệ của quốc gia bằng cách gây ảnh hưởng tiền và các điều kiện tín dụng trong nền kinh tế để đảm bảo việc làm cho người lao động và ổn định giá cả

Giám sát và điều hành các thiết chế ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn và vững chắc của hệ thống ngân hàng và tài chính quốc gia, bảo vệ quyền tín dụng của người tiêu dùng.

Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và ngăn chặn rủi ro có hệ thống có thể phát sinh trong thị trường tài chính.10

Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính lần này xảy ra cũng là dịp cho những nhà lãnh đạo của FED nhìn nhận cách quản lý và điều hành nền tài chính của mình.

Thứ nhất: FED xem nhẹ thông tin kế toán trong việc ra quyết định về các

chính sách tiền tệ là một sai lầm to lớn.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay nhiều người đã chỉ trích gay gắt cựu chủ tịch FED là ông Alan Greenspan với những chính sách về lãi suất đã góp phần tạo bong bóng cho thị trường chứng khoán và bất động sản. Chính niềm tin mù quáng vào khả năng phát triển và tự cân bằng của nền kinh tế Mỹ mà ông đã có những chính sách về lãi suất mà cho tới kết quả ngày hôm nay thì có thể gọi là những chính sách sai lầm. Giáo sư Paul Krugman cho rằng FED đã mắc sai lầm khi cắt giảm thuế và cắt giảm lãi suất, tạo lực thổi lên bong bóng thị trường chứng khoán và bất động sản để cho các tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư lao vào tìm lợi nhuận ở hai thị trường này bằng mọi cách trong khi đó FED chưa đủ sức quản lý nền kinh tế tài chính phát triển ngoài tầm kiểm soát này. Và một khi nền kinh tế đầu tàu này vận hành không trơn tru theo mô hình đã được vạch ra thì nó đã sụp đổ như ngày hôm nay11.

Chính sách của FED được xây dựng dựa vào một niềm tin mù quáng là giá cổ phiếu cũng như giá nhà đất sẽ lên cao mãi mãi. Các chính sách ấy không được xây dựng dựa trên những thông tin tổng hợp kế toán, tài chính từ nền kinh tế. Và

10.William A.Fleckenstein (2009), Greenspan’s Bubbles, ,McGrow-Hill International Edition [17]

11

thực tế đã chứng minh việc xem nhẹ thông tin kế toán của chính phủ trong việc ra quyết định là một sai lầm to lớn.

Thứ hai: FED không giám sát toàn bộ thông tin kế toán của hệ thống tài chính đã dẩn đến việc không thể ngăn chặn những rủi ro xảy ra.

Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ những phát minh tài chính trong thời gian qua, qua đó thế đứng của ngân hàng đã dần dần bị các công ty kinh doanh tài chính đánh đổ dần, trong lúc đó FED chỉ được giao nhiệm vụ kiểm soát hệ thống ngân hàng. Chính việc hoạt động ngoài tầm kiểm soát của các định chế tài chính là nguyên nhân thứ hai dẩn đến cuộc khủng hoảng. Trước đây, cựu chủ tịch FED, Alan Greenspan chủ trương các định chế tài chính sẽ quản lý lẫn nhau, có nghĩa các tập đoàn tài chính, vì lợi ích của chính họ, sẽ canh chừng đối thủ để thổi còi nếu ai đó làm sai luật. Thế nhưng một khi tất cả đều làm sai thì ai đứng ra canh chừng họ?

Đương kim Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke đã phát biểu về sự cần thiết phải xem lại phạm vi giám sát của FED, trong một buổi thảo luận ông đã nói rằng “FED giám sát một phần quá nhỏ của hệ thống tài chính bởi vì các công ty chứng khoán và quỹ đầu cơ Hedge-fund đang có mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn trong thị trường”. Theo giáo sư Mark Gertler thuộc đại học New York, "Bởi vì những cải cách trong tài chính, chúng ta sẽ có rất nhiều các công ty tài chính có vai trò giống như ngân hàng. Bất cứ doanh nghiệp nào có nhu cầu vay nợ từ ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp đều phải bị giảm sát bởi FED”12

.

Bài học cho các cơ quan quản lý nền kinh tế là họ có nghĩa vụ tạo ra những chính sách kích thích nền kinh tế phát triển, nhưng bên cạnh đó phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu để tránh nền kinh tế phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát thông tin của chính phú, đặc biệt là thông tin về kế toán.

Đối với uỷ ban chứng khoán và hối đoái Mỹ SEC (Securities and

Exchange Commission)

Ủy Ban chứng khoán và hối đoái Mỹ - SEC được thành lập để gây dựng lại lòng tin của thị trường sau việc thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929 và cuộc đại suy thoái. Nhiệm vụ của SEC là đảm bảo việc đối xử công bằng với nhà đầu tư, đưa ra các quy tắc cho cả các công ty bán chứng khoán cho công chúng và những người tham gia giao dịch chứng khoán. SEC được hình thành nhằm ngăn chặn những khả năng sụp đổ thị trường có thể xảy ra, ngăn chặn những hành vi lừa

12.

đảo đối với thị trường chứng khoán. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng xảy ra nhiều người đã đặt câu hỏi SEC đã làm gì trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra?

Thứ nhất: SEC không thể giám sát hoạt động cũng như thông tin kế toán của các công ty trên phố Wall đã biến thị trường tài chính Mỹ thành canh bạc lớn cho các ngân hàng và các công ty tài chính.

Khủng hoảng tài chính ở Mỹ xuất phát từ chuyện cho vay thế chấp bất động sản. Thế nhưng thủ phạm chính làm cho hàng loạt cuộc sụp đổ các đại công ty tài chính và ngân hàng đầu tư là giới đầu cơ với công cụ mua bán khống. SEC đã duy trì các quy định cho phép những kẻ đầu cơ biến thị trường chứng khoán thành canh bạc lớn. Lehman Brothers là một ngân hàng tham gia sâu vào nghiệp vụ mua bán khống chứng khoán và họ đã phải trả giá cho trò may rủi của mình. Hiện nay, SEC phải theo chân Anh, Đức và một số nước khác, tạm thời cấm bán khống đối với 799 loại chứng khoán. Các quỹ hưu trí, nơi thường giữ cổ phiếu lâu dài và là nơi cho vay để giới đầu cơ bán khống tuyên bố sẽ hạn chế cho vay theo kiểu cũ.

Thứ hai: SEC không kiểm soát thông tin kế toán về hoạt động của các tổ chức đầu tư trên phố Wall đã dẩn đến các vụ lừa đảo tài chính nghiêm trọng.

Với những hoạt động tài chính diễn ra ngày càng sôi động, đặc biệt là sự hình thành của nhiều tập đoàn lớn, nhiều cách thức kinh doanh mới. SEC không còn đủ khả năng quản lý cũng như không còn đủ khả năng để ngăn chặn những vụ lừa đảo như quỹ đầu tư Madoff và ngân hàng Stanford International Bank. Trách nhiệm của SEC đối với cuộc khủng hoảng này là rất lớn, Ủy ban này đang bị chỉ trích mạnh mẽ do không phát hiện được những dấu hiệu rắc rối tại các ngân hàng ở phố Wall trước cuộc khủng hoảng tài chính, cũng như buông lỏng việc giám sát nhà tài phiệt Bernard Madoff ở New York. SEC đã không kiểm soát được tình hình của các công ty đang hoạt động cũng như không có được động thái cảnh báo rủi ro nào cho các nhà đầu tư. Điều đó có nghĩa là thông tin kế toán của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Mỹ đã không được quản lý chặt chẽ như chúng ta vẫn nghĩ. Mặc dù các công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin về các Báo cáo tài chính hàng quý cho Ủy ban chứng khoán. Tuy nhiên SEC đã tiếp nhận thông tin đó để rồi đứng ngoài cuộc cho tất cả hoạt động kinh tế đầy rủi ro đang diễn ra.

Chắn chắn sau cuộc khủng hoảng này SEC phải thực hiện những cải cách sâu rộng trong việc quản lý thị trường nếu không muốn tình trạng khủng hoảng tái diễn.

Một phần của tài liệu Đề tài : BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN KẾ TOÁN TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 ppt (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)