Chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Thanh Trì (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNO & PTNT THANH TRÌ

2.3.3 Chất lượng tín dụng.

a) Dư nợ quá hạn.

An toàn trong hoạt động tín dụng là rất quan trọng vì vậy các Ngân hàng đều rất coi trọng công tác phân tích nợ theo mặt bằng dư nợ, nợ đến hạn, quá hạn trên cơ sở đó phân loại và xác định khả năng thu hồi nợ cũng như nguồn trả nợ của từng khách hàng. Bảng 2.11: Tình hình dư nợ quá hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng % so với năm 2003 Số tiền Tỉ trọng % so với năm 2004 Tổng DNQH 1.709 0,38 1.951 0,33 114 1.692 0,26 87 Tổng DN 451.385 592.134 652.369

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003-2005)

Ta thấy dư nợ quá hạn của các năm về mặt số lượng có tăng nhưng tỉ trịng lại giảm từ 1.709 (0.38% tổng dư nợ) năm 2003 còn 1.692 ( 0.26% tổng dư nợ) năm 2005. Nguên nhân do tốc độ tăng của tổng dư nợ lớn hơn tốc độ tăng

của nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã giảm được dư nợ quá hạn trong tổng dư nợ của mình.

Có được những kết quả trên là do Ngân hàng rất xem trọng đến vấn đề nợ quá hạn. Hàng tháng Ngân hàng giao chỉ tiêu dư nợ, tổng dư nợ, thu nợ đến hạn, quá hạn, lãi đến từng cán bộ Ngân hàng đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện và xử lý các sai xót. Ngân hàng còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và cơ quan lập pháp tạo môi trường pháp lý cho việc nghiên cứu đầu tư, quản lý vốn và xử lý nợ khó đòi. Nhờ vậy mà chất lượng tín dụng của NHNo & PTHT Thanh trì ngày càng tăng.

b) Dự phòng rủi ro hoạt động tín dụng.

Trước ngày 22/4/05 việc trích lập nợ quá hạn được phân theo tiêu thức thời hạn trả nợ theo QĐ 488/2000-NHNN. Với cách phân loại này Ngân hàng chỉ phải trích lập dự phòng cụ thể.

Hiện nay Ngân hàng thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng theo quyết định 493/2005-QĐ-NHNN có hiệu lực bắt đầu từ ngày 22/4/2005. Với quyết định này Ngân hàng phải tiến hành trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Để có thể nghiên cứu một cách cụ thể ta sẽ có một bảng quá hạn của 2 năm 2003 và 2004.Một bẳng của 2005.

Bảng 2.12: Tình hình dư nợ quá hạn của 2 năm (2003 và 2004)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng % so với 2003 NQH <180 ngày 1.196 69,98 1.463 74,99 122

NQH180-360 ngày 342 20,01 319 16,35 93

NQH >360 ngày 171 10,01 169 8,66 99

Tổng DNQH 1.709 1.951 114

Trích lập dự phòng 684 621

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003, 2004)

Trong 2 năm tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng đã được cải thiện. Trong cơ cấu tổng dư nợ quá hạn thì nợ quá hạn dưới 180 ngày có tốc độ tăng cao hơn cả tốcđộ tăng của tổng dư nợ (122%>114%), nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày và nợ quá hạn trên 360 ngày đều có xu hướng giảm. Trong đó quá hạn duới 180 ngày chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu huớng tăng từ 69,98% đến 74,99% trong tổng dư nợ quá hạn trong khi đó nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày và nợ quá hạn trên 360 ngày đều giảm từ 20,01% đến 16,35% và 10,01% đến ,66%. Do nợ quá hạn dưới 180 ngày là loại nợ có mức độ rủi ro thấp nhất vì vậy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng đã được cải thiện. Mức độ rủi ro năm 2004 giảm hơn so với năm 2003.

Về trích lập dự phòng trong 2 năm Ngân hàng đều thực hiện việc trích lập dự phòng theo đúng quy định.

Riêng năm 2005 Ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ theo quyết định 493 phân ra thành 5 nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau.

Bảng 2.13: Tình hình dư nợ quá hạn của năm 2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Nợ nghi ngờ Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ có khả năng mất vốn Dự phòng cụ thể Dự phòng chung Số tiền 1.430 203 20 39 161 4.905 Tỉ trọng 84,5 12 1,2 2,3 Tổng DNQH 1.692

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2005)

Qua bảng trên ta nhân thấy Nợ nghi ngờ chiếm tỉ trọng lớn nhất 84,5%, đây là nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp nhất trong các nhóm nợ trên, nhưng nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tỉ trọng cao hơn nợ cần chú ý. Việc trích lập dự phòng đã theo đúng quy định. Đặc biệt Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng chung điều này đã làm giảm rủi ro của hoạt động tín dụng rất nhiều.

Ta thấy số tiền trích dự phòng năm 2005 tăng lên rõ rệt so với hại năm 2003 và 2004 khoảng 7,4 lần. Nguyên nhân của việc tăng số tiền dự phòng này không phải là do chất lượng tín dụng giảm mà ngược lại chất lượng tín dụng có xu hướng tăng lên. Năm 2005 Ngân hàng đã thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng theo quyết định 493 đã làm tăng dự phòng, vì Ngân hàng không chỉ trích lập dự phòng cho những nhóm nợ có nguy cơ rủi ro mà còn trích lập dự phòng cho toàn bộ dư nợ. Từ đó sẽ làm giảm thiểu mức độ rủi ro trong hoạt động khinh doanh tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Thanh Trì (Trang 50 - 54)