Đánh giá việc thực hiện chơng trình kiểm toán khoản mục CPS

Một phần của tài liệu 19 Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất sản phẩm trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện (Trang 91 - 95)

Đánh giá việc thực hiện chơng trình kiểm toán khoản mục CPSX SP đợc xem xét trong cả 5 giai đoạn của quy trình kiểm toán khoản mục SPSX SP.

Giai đoạn 1: Khảo sát và đánh giá khách hàng

Trong giai đoạn này thỡ nguồn khỏch hàng Cụng ty cú được chủ yếu dựa trờn uy tớn của Cụng ty, mối quan hệ của Ban Giỏm đốc, cỏc thành viờn trong Cụng ty và thụng qua hoạt động tiếp thị, gửi Thư chào hàng. Tuy nhiên, trên thực tế việc tìm kiếm nguồn khách hàng lại chủ yếu tập trung vào Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng, còn các thành viên hầu nh không chủ động tham gia giới thiệu, tiếp thị về Công ty để tìm kiếm khách hàng.

Giai đoạn 2: Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Các hợp đồng kiểm toán đợc ký kết giữa khách hàng đợc kiểm toán và Công ty đợc thc hiện theo đúng quy định của Công ty và của Nhà nớc về hợp đồng kinh tế và phù hợp với chuẩn mực kiểm toán số 210 “Hợp đồng kiểm toán .

Giai đoạn 3: Lập kế hoạch kiểm toỏn và thiết kế chương trỡnh kiểm toỏn.

Lập kế hoạch kiểm toỏn.

Tại Cụng ty AASC, việc lập kế hoạch kiểm toỏn chiến lược, kế hoạch kiểm toỏn tổng thể cha thực sự đợc chú trọng. Cụ thể là trong hồ sơ kiểm toán của các cuộc kiểm toán cha thờng xuyên lu kế hoạch kiểm toán chiến lợc và kế hoạch kiểm toán tổng thể, mặt khác trong giấy tờ làm việc của KTV cũng không thấy ghi kế hoạch về thời gian kiểm toán khi tiến hành kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán CPSX SP nói riêng.

Trong giai đoạn này, việc lựa chọn đội ngũ KTV tham gia cuộc kiểm toán cũng đợc xem là một công việc khá quan trọng quyết định đến hiệu quả của cuộc kiểm toán. Trên thực tế, tại AASC việc lựa chọn KTV tham gia kiểm toán đợc đánh giá khá tốt. Sau khi ký hợp đồng kiểm toán, Ban giám đốc Công ty sẽ phân công về một phòng cụ thể chịu trách nhiệm kiểm toán khách hàng đó, sau đó lãnh đạo phòng lựa chọn đội ngũ KTV tham gia cuộc kiểm toán. Việc lựa chọn này căn cứ vào tình hình nhân sự của phòng lúc bấy giờ, năng lực và thế mạnh của từng kiểm toán viên. Do đó, không phải bất cứ một cuộc kiểm toán khách hàng thờng xuyên nào thì đội ngũ KTV tham gia cuộc kiểm toán cũng đợc giữ nguyên nh năm trớc. Việc bố trí nhân sự này một mặt cũng gặp phải khó khăn do KTV lần đầu tiên tham gia kiểm toán khách hàng nên mất nhiều thời gian hơn trong khâu tìm

hiểu về khách hàng trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán cũng nh trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán. Mặt khác, cách bố trí nhân sự tham gia cuộc kiểm toán nh thế này cũng tạo điều kiện cho các KTV có đợc sự hiểu biết phong phú hơn, giúp họ có thêm đợc kinh nghiệm trong công việc kiểm toán.

Thực hiện các thủ tục phân tích, thủ tục kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết.

Về thủ tục phân tích, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, tại Công ty

việc thực hiện các thủ tục phân tích cũng cha đợc quan tâm đúng mức, các thủ tục này ít đợc thực hiện. Mặt khác, kết quả của các thủ tục phân tích rất ít khi đợc kiểm toán viên thể hiện rõ ràng trên giấy tờ làm việc mặc dù có thể là kiểm toán viên có sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá sơ bộ về rủi ro đối với khoản mục trên BCTC nói chung và khoản mục CPSX SP nói riêng.

Về thủ tục kiểm soát, theo lý thuyết thì các thủ tục kiểm soát sẽ đợc thực hiện khi KTV đánh giá hệ thống KSNB là hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế các KTV thờng ít sử dụng thủ tục kiểm soát, mặc dù có những khách hàng hệ thống KSNB của họ đợc đánh giá là khá hiệu quả nhng KTV vẫn đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao và thờng không sử dụng hệ thống KSNB của đơn vị. Điều này là một hạn chế mà AASC cần phải khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán.

Về thủ tục kiểm tra chi tiết, đây là một công việc chiếm nhiều thời gian nhất của một cuộc kiểm toán nhng kết quả mà nó mang lại là đáng tin cậy nhất. Trên thực tế, công việc kiểm tra chi tiết hiện đang thực hiện tại AASC đợc đánh giá là khá tốt và khá hiệu quả.

Giai đoạn 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Về thực hiện các thủ tục kiểm soát.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán hiện nay tại AASC, các thủ tục kiểm soát cha thực sự đợc chú trọng, các KTV có thực hiện các thủ tục này nhng khá sơ sài và thờng không đợc lu lại trên giấy tờ làm việc.

Về thực hiện các thủ tục phân tích.

Công ty AASC đã xây dựng đợc kỹ thuật phân tích kết hợp cả hai phơng pháp phân tích xu hớng và phân tích tỷ xuất trong kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán CPSX SP nói riêng. Điều này giúp KTV có đợc cái nhìn tổng quát về khoản mục CPSX SP. Tuy nhiên, trong thực tế kiểm toán tại AASC, thủ tục phân tích đ- ợc sử dụng chủ yếu là phân tích xu hớng biến động của các khoản mục CPSX SP

với năm trớc. Do vậy, kết quả phân tích cha mô tả hết đợc sự biến động của khoản mục CPSX SP trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác.

Mặt khác, trong phân tích KTV thờng sử dụng số liệu của nội bộ đơn vị đợc kiểm toán mà ít kết hợp với việc phân tích trong mối quan hệ với các số liệu khác cùng ngành. Điều này làm cho rủi ro trong đánh giá ban đầu của KTV về khoản mục đợc kiểm toán có khả năng tăng lên.

Mặt khác, sau khi phân tích, KTV không thờng xuyên lu lại trên giấy tờ làm việc của mình về nội dung phân tích, đặc biệt là phân tích tỷ suất. Điều này có thể gây khó khăn cho việc soát xét, đánh giá kết quả kiểm toán sau này.

Về thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Mỗi công ty kiểm toán đều có những đặc trng riêng trong phơng pháp kiểm toán. Tại Công ty AASC thủ tục kiểm tra chi tiết đợc xem là thế mạnh và đợc thực hiện khá tỉ mỉ. Công ty đã thiết kế đợc hệ thống các kỹ thuật kiểm tra chi tiết tơng đối đầy đủ và thống nhất theo một quy trình. Cụ thể, quy trình kiểm toán khoản mục CPSX SP đợc thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp trên BCTC, Báo cáo kiểm toán năm trớc với số liệu trên sổ tổng hợp (sổ cái), sau đó đối chiếu với số liệu trên sô chi tiết. Cuối cùng là đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với các chứng từ và tài liệu liên quan.

Nhìn chung, việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đợc các KTV của AASC thực hiện tơng đối đầy đủ và theo đúng nh chơng trình kiểm toán quy định, đồng thời vận dụng linh hoạt cho từng đơn vị khách hàng.

Về ph ơng pháp chọn mẫu kiểm toán.

Hiện nay, tại AASC không có quy định cụ thể về phơng pháp chọn mẫu kiểm toán mà việc chọn mẫu phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng KTV.

Nếu KTV đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng hoạt động không hiệu quả thì KTV sẽ tiến hành chọn mẫu 100% để tiến hành kiểm tra, bên cạnh đó, nếu KTV phán đoán rằng rủi ro kiểm toán tập trung ở các khoản mục chi phí mà phần lớn các khoản chi phí này có liên quan trực tiếp tới khoản mục tiền mặt hay tạm ứng thì KTV cũng có thể kiểm tra chọn mẫu 100%.

Ngợc lại, nếu KTV đánh giá hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả thì khi đó KTV sẽ tiến hành kiểm tra chọn mẫu theo tháng với các tháng có chi phí phát sinh lớn. Tuy nhiên, khi hệ thống KSNB đợc đánh giá là hoạt động hiệu quả nhng trong quá trình kiểm tra chọn mẫu, KTV phát hiện thấy có nhiều sai phạm trong phạm vi

mẫu chọn đó thì KTV vẫn có thể mở rộng quy mô mẫu chọn để đi đến kết luận kiểm toán phù hợp và có những bút toán điều chỉnh cần thiết.

Ngoài ra, KTV còn phải tiến hành kiểm tra chi tiết toàn bộ trớc khi chọn mẫu đối với các số d và nghiệp vụ có giá trị lớn hơn mức trọng yếu phân bổ cho các khoản mục đó. Tuy nhiên, trong một số trờng hợp nếu số lợng các nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn là rất lớn thì KTV chỉ tập trung kiểm tra chi tiết đối với các nghiệp vụ phát sinh có quy mô lớn.

Giai đoạn 5: Phỏt hành Bỏo cỏo kiểm toỏn

Về soỏt xột lại hồ sơ kiểm toỏn trước khi rời khỏi văn phũng khỏch hàng.

Quản lý và ghi chép giấy tờ làm việc.

Tại Công ty AASC, giấy tờ làm việc đợc thiết kế một cách khoa học, giúp KTV linh hoạt trong công việc đồng thời việc ghi chép giấy tờ cũng thuận tiện. Công ty cũng quy định rõ cách đánh tham chiếu giúp cho các KTV có thể tìm và đối chiếu sô liệu một cách dễ dàng và cũng để thuận tiện cho công việc soát xét và kiểm tra. Trên thực tế, việc ghi chép giấy tờ làm việc của các KTV đều thực hiện đúng theo quy định của Công ty.

Soỏt xột lại hồ sơ kiểm.

Tại AASC, việc soát xét giấy tờ làm việc hiện nay do trởng nhóm kiểm toán thực hiện. Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán nhóm trởng tiến hành thu thập và soát xét giấy tờ làm việc của các KTV trên các nội dung:

- Tính tuân thủ trong cách trình bày giấy tờ làm việc.

- Tình đầy đủ và thuyết phục của các bằng chứng kiểm toán và chơng trình kiểm toán.

- Tính chính xác của số liệu trình bày trong giấy tờ làm việc của các KTV.

Về tổng kết lại kết quả cụng việc đó thực hiện.

Sau khi soát xét và tổng hợp giấy tờ làm việc, nhóm trởng đa ra kết luận cuối cùng về mục tiêu kiểm toán khoản mục CPSX SP và đa ra kiến nghị với đơn vị khách hàng trong nhận xét kiểm toán.

Về việc lập tài liệu soỏt xột qua 3 cấp và tổng hợp cỏc sai sút đề nghị điều chỉnh dự thảo phục vụ cho mục đớch kiểm soỏt chất lượng.

Hiện nay, việc thực hiện soát xét 3 cấp đợc áp dụng tại AASC khá nghiêm ngặt nhằm phát hành ra các Báo cáo kiểm toán đảm bảo độ chính xác cao nhất.

Cấp soát xét thứ nhất: Trởng nhóm kiểm toán tiến hành soát xét giấy tờ làm việc của các KTV trớc khi đa ra các bút toán điều chỉnh trong Biên bản kiểm toán.

Cấp soát xét thứ hai: Lãnh đạo phòng tiến hành soát xét Báo cáo kiểm toán trớc khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức dựa trên các giấy tờ làm việc của KTV và các bằng chứng kiểm toán mà các KTV thu thập đợc.

Cấp soát xét cao nhất: Một ngời trong Ban Giám đốc tiến hành soát xét Báo cáo kiểm toán trớc khi phát hành nhằm đảm bảo các Báo cáo kiểm toán đợc phát hành phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị đợc kiểm toán.

(Việc soát xét 3 cấp tham khảo thêm ở phần 2.1.8. “Hệ thống kế toỏn và kiểm soát chất lợng áp dụng tại Cụng ty”).

Về việc liên kết các phần hành trong quá trình thực hiên kiểm toán.

Đây là một hạn chế của AASC cũng nh các công ty kiểm toán khác đó là cha đạt đến sự kết hợp chặt chẽ các phần hành do tiếp cận kiểm toán BCTC theo khoản mục. Bản thân cách tiếp cận này đã có hạn chế là tách biệt những khoản mục ở vị trí khác nhau nhng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đặc biệt phải kể đến là khoản mục CPSX SP, khoản mục này là một chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến nhiều khoản mục trên BCĐKT và BCKQKD. Vì vậy, kiểm toán khoản mục CPSX SP mà không kết hợp với các phần hành kiểm toán khác có liên quan thì khối lợng công việc kiểm toán sẽ nhất nhiều và bị trùng lặp.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán tại 2 khách hàng PL và TY, để khắc phục hạn chế này các KTV đã có sự kết hợp giữa các phần hành liên quan tới nhau. Cụ thể, một KTV thờng đợc giao nhiệm vụ kiểm toán các khoản mục có mối liên hệ với nhau để thuận tiện cho việc đối chiếu và kiểm tra giữa các phần hành.

Một phần của tài liệu 19 Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất sản phẩm trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện (Trang 91 - 95)