Hệ thống kế toán v kióm sot chÊt lng p dụng tại Công ty

Một phần của tài liệu 19 Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất sản phẩm trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện (Trang 43 - 46)

@ Hệ thống kế toán.

1. Chế độ kế toán áp dụng.

Hin nay, Cng ty AASC ang p dông h thèng chng tõ v bióu méu s sch ban hnh theo cc quy nh ca Bé Ti chýnh:

- Quyết định số 1141/TC/QĐ /CĐKT ngày 01/11/1995, - Quyết định số 167/2000/QĐ -BTC ngày 25/10/2000,

- Các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo các Quyết định số 149/2001/QĐ -BTC ngày 31/12/2001,

- Quyết định số 165/2002/QĐ -BTC ngày 30/12/2003 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hớng dẫn thực hiện kèm theo.

2. Niên độ kế toán.

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, trừ năm bắt đầu thành lập thì niên độ bắt đầu từ 14/9/1991 đến 31/12/1991.

3. Cơ sở lập Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của Công ty AASC đợc lập bằng đồng Việt Nam theo nguyên tắc giá gốc (giá phí, giá thực tế) và phù hợp với các quy định hiện hành của Chế độ Kế toán Việt Nam.

4. Hình thức sổ kế toán áp dụng.

Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung.

5. Hạch toán và chuyển đổi ngoại tệ.

Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ đợc quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Đến ngày 31/12 các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đợc quy đổi theo tỷ giá bình qun liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam công bố cùng ngày với ngày lập Báo cáo tài chính. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ hoặc đánh giá lại số d các khoản mục tại thời điểm cuối năm đợc kết chuyển và doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong kỳ kế toán.

Tài sản cố định của Công ty dợc ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định đợc phản ánh theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Khấu hao tài sản cố định đợc trích theo phơng pháp đờng thẳng theo thời gian sử dụng ớc tính của tài sản. Tỷ lệ khấu hao đợc xác định phù hợp theo quy định của Bộ tài chính.

7. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu.

Doanh thu cung cấp dịch vụ đợc ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó đợc xác định một cách đáng tin cậy. Nếu các dịch vụ cung cấp liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu đợc ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc hoàn thành vào ngày lập Bảng cn đối kế toán của kỳ đó.

Thông thờng, sau khi triển khai một phần dịch vụ, Công ty đợc khách hàng thanh toán 50% phí kiểm toán của dịch vụ đó. Tuy nhiên, khoản tiền này cha đợc phép ghi nhận là doanh thu mà đợc ghi nhận vào khoản thanh toán với ngời mua, (trờng hợp này cũng đợc áp dụng khi khách hàng trả trớc tiền hay tạm ứng cho Cụng ty).

8. Phân phối lợi nhuận.

Sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nớc về các khoản phải nộp thì phần lợi nhuận sau thuế đợc phân phối theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ -CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty Nhà nớc và quản lý vốn nhà nớc đầu t vào doanh nghiệp khác.

@ Hệ thống kiểm soát chất lợng tại Công ty (Trụ sở Hà Nội).

Tại trụ sở Hà Nội, yếu tố KSNB nói chung và hoạt động kiểm soát chất lợng kiểm toán nói riêng luôn đợc Ban lãnh đạo quan tâm. Hệ thống KSCL đợc khái quát bắng sơ đồ sau:

Sơ đồ 4. Hệ thống kiểm soát chất lợng (Trụ sở Hà Nội).

Quan hệ chỉ đạo – giám sát

Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

Trớc khi tiến hành kiểm toán, KTV sẽ đợc thông báo lịch kiểm toán, danh sách nhóm kiểm toán, nhóm trởng nhóm kiểm toán tại các khách hàng cụ thể, KTV sẽ tìm hiểu một số thông tin về khách hàng mình sắp kiểm toán nh: Thông tin về nhân sự, thông tin về kế toán, thông tin về hợp đồng...

Nhóm trởng sẽ là ngời trực tiếp giám sát các KTV trong việc sử dụng các kỹ thuật để thu thập thông tin về đơn vị đợc kiểm toán, dặc biệt là thông tin về hệ thống KSNB của khách hàng. Các giấy tờ làm việc của KTV đợc nhóm trởng soát xét nhằm đảm bảo các kỹ thuật thu thập đúng quy định, thông tin thu đợc là đầy đủ, công việc tiến hành đúng chuẩn mực, đúng quy trình kiểm toán.

Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Sau khi khảo sát về đơn vị khách hàng, một kế hoạch kiểm toán sẽ đợc thiết lập trong đó nêu rõ mục tiêu, nội dung, trọng yếu kiểm toán. Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán, trình độ năng lực và thế mạnh của từng KTV, nhóm trởng tiến hành phân công công việc cụ thể: Nhóm trởng phổ biến cho từng KTV nắm rõ những nội dung, phần hành kiểm toán đợc phân công, các phơng pháp kiểm toán cần áp dụng và những trọng tâm cần chú ý trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán.

Nhận thấy rõ giai đoạn thực hiện kiểm toán là giai đoạn quan trọng đối với một cuộc kiểm toán, trởng nhóm tăng cờng giám sát tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán, các phơng pháp kiểm toán KTV đã áp dụng. Đồng thời tr- ởng nhóm cũng phải giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp và giám sát việc ghi chép giấy tờ làm việc của KTV... Trong giai đoạn này, nhóm trởng cũng có thể thay đổi lại sự phân công công việc nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, nhóm trởng cũng có thể hỗ trợ các KTV trong việc đánh giá chất lợng của bằng

Ban giám đốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãnh đạo phòng

Trưởng nhóm kiểm toán

chứng kiểm toán và tham gia thảo luận với KTV khác khi có các vấn đề còn nghi vấn để đi tới quyết định chính xác.

Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.

Liên quan đến công việc lập Báo cáo kiểm toán, nhóm trởng sẽ trực tiếp xem xét các tổng hợp công việc của các KTV để đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, hợp lý của kết quả kiểm toán phản ánh trong các Biên bản kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét, đánh giá của các KTV khác tham gia cuộc kiểm toán. Một lần nữa, các giấy tờ làm việc của KTV đợc soát xét bởi lãnh đạo phòng trớc khi trình lên Ban giám đốc. Sau đó Ban giám đốc xem xét tính hợp lý của kết quả kiểm toán và Công ty sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán.

Có thể nói, hoạt động kiểm soát ở tất cả các cấp và tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác kiểm toán, góp phần nâng cao chất lợng của từng cuộc kiểm toán. Hoạt động này đợc phản ánh vào Hồ sơ kiểm soát chất lợng kiểm toán thông qua “Phiếu soát xét hồ sơ và Báo cáo kiểm toán” có mẫu nh sau: (Xem phần phụ lục I)

Một phần của tài liệu 19 Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất sản phẩm trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC thực hiện (Trang 43 - 46)