6. Kết cấu khóa luận
2.2.3.4. Tin chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các Hệ
Theo một nghiên cứu khoa học mới đây của Trung tâm, bằng phương pháp phát phiếu điều tra, khảo sát nhu cầu thực tế của các Hệ và các cơ quan báo chí trực thuộc Đài TNVN, kết quả thu về cho thấy hiện nay, mới chỉ có Hệ VOV1, Hệ VOV2 và VOV Giao thông là khá hài lòng với những thông tin do Trung tâm Tin cung cấp.
Các phóng viên và biên tập viên của VOV4 nhận xét:
- Tin các địa phương có sự chênh lệch giữa các vùng, miền về số lượng tin. Ví dụ: có ngày tin về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long rất nhiều, nhưng không có hoặc rất ít tin và khu vực Tây Bắc.
- Đối với tin thế giới có tiếng động, hệ VOV4 cần tiếng động sạch, chưa nền tiếng Việt. Trong khi đó, hiện tại, VOV4 khai thác trên Cổng thông tin bằng cách rất thủ công và đôi khi, cần tiếng động nào thì phải gọi điện sang phòng Tin Thế giới của Trung tâm Tin yêu cầu đổ lên cổng thông tin. Tuy nhiên có những ngày biên tập viên biên dịch tin đó đã hết ca trực, không tìm được tiếng động để làm tin.
Báo điện tử VOVNews là cơ quan có nhiều bất lợi trong việc khai thác tin của Trung tâm Tin nhất. Vì đặc thù của tờ báo này là báo điện tử nên tin tức nhanh, cập nhật liên tục là yêu cầu hàng đầu. Thế nhưng trên thực tế, do phải trải qua nhiều quá trình biên tập và kiểm duyệt tin ở nhiều cấp, đồng thời phải
ưu tiên chuyển tin cho Hệ VOV1 nên tin của Trung tâm Tin thường bị muộn khi đến tay VOVNews. Chính vì thế các phóng viên ở báo điện tử thường chủ động khai thác tin từ các nguồn khác.
Thêm vào đó, việc phiên âm hoàn toàn tên người hay tên địa danh ở các tin quốc tế mà không có chú thích tên gốc khiến biên tập viên ở VOVNews rất vất vả khi tra lại tên gốc của những từ này, đặc biệt là đối với tên người dân hoặc địa phương nhỏ của các nước vùng Trung Đông.
Từ những ý kiến trên có thể thấy rằng, Trung tâm Tin nên có một sự phân bậc thông tin để đáp ứng được cả nhu cầu của các hệ phát thanh cũng như của các tờ báo in và báo điện tử.
Việc đưa tiếng động chưa nền cũng như cập nhật file âm thanh tiếng động nhanh chóng lên Cổng thông tin điện tử là một điều có thể khắc phục được sớm trong tương lai. Trong hệ thống mạng nội bộ, nên có những thư mục riêng dành cho tất cả các Hệ, ưu tiên phát triển hệ thống thư mục sao lưu tiếng động gốc để VOV4 hay VOVNews khi cần có thể lấy ra dùng ngay. Đồng thời cũng nên tổ chức các lớp tập huấn xử lý âm thanh cho các phóng viên, biên tập viên ở VOVNews nhằm khai thác triệt để thế mạnh tiếng động trên Internet. Qua đó cũng xây dựng một quy định chuẩn cho định dạng các file âm thanh, từ đó đảm bảo không có sơ sót gì về kỹ thuật thu âm dẫn đến không rải được băng hoặc mất tiếng động. Việc tạo ra chuẩn định dạng âm thanh còn giúp phóng viên, biên tập viên chủ động hơn trong khi xử lý. Nên chọn định dạng .mp3 vì đây là định dạng phù hợp với tất cả các phần mềm xử lý âm thanh hiện nay, dung lượng nhẹ và chất lượng tốt.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin báo chí của công chúng ngày càng cao và đa dạng. Chính nhu cầu đó đã tạo sức ép, buộc các cơ quan báo chí phải thay đổi theo hướng phù hợp với nhu cầu của công chúng hơn.
Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin khốc liệt như hiện nay, Trung tâm Tin đang từng ngày thể hiện những nét mới trong sản phẩm của mình nhằm tiến tới mục tiêu trở thành ngân hàng tin cho Đài TNVN nói riêng và nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước khác.
Thực tế khảo sát tin của Trung tâm cho thấy, chất lượng cũng như số lượng tin đang tăng lên từng ngày. Tin của Trung tâm đang dần dịch chuyển sang lối viết hiện đại với sự gia tăng của tin sống, mô hình tin theo cấu trúc tam giác ngược và cố gắng tạo sự cân bằng về khu vực thông tin.
Trong quá trình phát triển và tự hoàn thiện, tin tức được sản xuất bởi Trung tâm cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Do thiếu sự liên hệ chặt chẽ với các Hệ nên tin làm ra thường phải biên tập lại nhiều mới phát sóng được. Trung tâm cũng mới chỉ quan tâm và biên tập các tin dành cho phát thanh, còn mảng tin dành cho báo điện tử và tuần báo thì chưa phát triển.
Về mặt ngôn ngữ, tin vẫn mắc một số lỗi cơ bản như sử dụng số liệu quá nhiều, câu văn viết dài và đưa nhiều thông tin phụ không cần thiết vào tin.
Để khắc phục được những nhược điểm trên, không có cách nào hiệu quả hơn là thường xuyên đào tạo, nâng cao kỹ năng làm báo cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên ở Trung tâm. Đồng thời cũng nên có những thỏa thuận cụ thể, riêng cho từng Hệ nhằm đảm bảo tin do Trung tâm sản xuất đủ chất lượng để phát sóng hoặc đăng tải ngay. Như vậy cũng có thể rút bớt một số khấu kiểm duyệt tin bài, từ đó đẩy nhanh tốc độ ra tin tức.
KẾT LUẬN
Quy trình sản xuất tin cùng với chất lượng tin tức ở bất kỳ một cơ quan báo chí nào cũng là điều đáng lưu tâm. Chúng quy định mức độ chuyên nghiệp cũng như tạo nên “thương hiệu” cho cơ quan đó. Không phải ngẫu nhiên mà những hãng thông tấn lớn trên thế giới như AP hay CNN đều có sức mạnh khiến hàng triệu công chúng trên toàn cầu tin tưởng vào những tin tức mà nó đưa ra. Việc kết hợp một quy trình sản xuất tốt cùng một đội ngũ phóng viên giỏi chính là bí quyết làm nên thành công của những hãng thông tấn này.
Mới được thành lập từ tháng 4 năm 2008, Trung tâm Tin – Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển để kiện toàn lại bộ máy của mình. Trong quá trình đó không tránh khỏi những nhược điểm cần phải khắc phục.
Những phân tích trong khóa luận này đưa ra một số nhận xét, đánh giá bước đầu về những mặt được và chưa được của Trung tâm trong gần 2 năm qua. Qua đó đưa ra một số biện pháp khắc phục mang tính khởi thảo, hi vọng sẽ giúp ích cho các phóng viên, biên tập viên của Trung tâm có thể thúc đẩy nhanh hơn quá trình tự thay đổi bản thân, vươn đến một tác phong làm báo chuyên nghiệp hơn.
Nhìn lại chặng đường đã đi qua, có thể thấy thành tựu lớn nhất của Trung tâm Tin – Đài TNVN là đã xây dựng được một quy trình sản xuất tin tương đối khoa học cùng với nỗ lực chuyển từ tin viết theo lối truyền thống sang tin viết theo lối hiện đại.
Khi nhu cầu thông tin và được thông tin của công chúng phát triển ngày càng cao thì sự thay đổi trong cách thức làm tin và sản xuất tin là điều không tránh khỏi. Thực tế, Trung tâm đang có mục tiêu tăng dần những tin tự sản xuất và tăng số lượng tin có tiếng động. Tiếng động trong tin làm tăng tính chân thực, khách quan, tác động thẳng vào tâm tư tình cảm của thính giả, vậy nên phát thanh hiện đại coi tin có tiếng động là tin hiện đại nhất, là mũi nhọn, thế mạnh cạnh tranh của phát thanh so với báo điện tử hay truyền hình.
Bên cạnh việc gia tăng số lượng tin tiếng động, trong tương lai, Trung tâm Tin – Đài TNVN nên chú ý nhiều hơn đến phong cách đưa tin của từng Hệ và từng cơ quan báo chí trực thuộc Đài nhằm đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của các cơ quan này. Việc làm đó cũng sẽ góp phần chuyên môn hóa đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Trung tâm, sao cho mỗi tin bài do Trung tâm sản xuất ra có thể sử dụng được ngay hay nếu phải biên tập lại, cũng sẽ biên tập rất ít.
Với khuôn khổ một khóa luận và sự hạn hẹp về năng lực, chắc chắn còn nhiều vấn đề mà nội dung trình bày phía trên không khai thác được hết. Hi vọng với những khảo sát và nhận xét mà khóa luận đưa ra, những người quan tâm đến phát thanh sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về Trung tâm Tin – một trong những cơ quan tin tức mang tầm cỡ quốc gia của Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đức Dũng, Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hóa Thông tin, 2003 2. Vũ Quang Hào, Báo chí và Đào tạo báo chí Thụy Điển, NXB Lý luận chính trị, 2004.
3. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông Tấn, 2007.
4. Đinh Thị Thúy Hằng, Báo chí Thế giới và xu hướng phát triển, NXB Thông Tấn, 2008.
5. Vũ Đình Hòe (Chủ biên), Báo Phát thanh, 2002.
6. Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
7. Đoàn Quang Long, Nghiệp vụ phóng viên biên tập đài phát thanh, NXB Văn hóa thông tin, 1992.
8. Nhiều tác giả, Cẩm nang báo chí Phát thanh “Sau đây là bản tin chi
tiết”, NXB Thế Giới, 2001.
9. X. A. Mikhailốp, Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và
nghịch lý, NXB Thông Tấn, 2004.
10. V.V Xmirnốp, Các thể loại báo chí phát thanh, NXB Thông tấn, 2004
11. V.V Vôrôxilốp, Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn, NXB Thông Tấn, 2004
12. Carlo Emilio Gadda, L’art d’ écrire pour la radio, NXB Paris: Les belles lettres, 1993
13. Hans – Jurgen Dans (Raymond Escoffey dịch sang tiếng Anh),
Writing for education radio: A guide for scriptwiters, NXB Friedrich – Ebert –
14. Trần Ngọc Diệp, Quá trình làm tin quốc tế đối nội và sự thể hiện ở
Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội 1999 – 2001, PGS.TS Vũ Quang Hào
hướng dẫn, 2001.
15. Đồng Mạnh Hùng, Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình
thời sự Đài Tiếng Nói Việt Nam, GS. TS Vũ Văn Hiền hướng dẫn, 2006.
16. Lê Huy Nam, Tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền
thống và tin phát thanh hiện đại, PGS. TS Vũ Quang Hào hướng dẫn, 2006 .
17. Giang Trung Sơn, Trung tâm Tin – một yêu cầu tất yếu của phát
thanh hiện đại, PGS. TS Vũ Duy Thông hướng dẫn, 2006.
18. http://trungtamtin.tnvn.vn/
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...1
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...4
5. Phương pháp nghiên cứu...5
6. Kết cấu khóa luận...5
CHƯƠNG I. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TIN Ở TRUNG TÂM TIN – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM...6
1.1. Tin và tin phát thanh...6
1.2. Xu thế phát triển của tin phát thanh trong giai đoạn hiện nay...12
1.2.1. Thông tin đại chúng trong xu thế toàn cầu hóa...12
1.2.2. Xu thế làm tin của phát thanh...14
1.2. Đôi nét về Trung tâm Tin...22
1.3. Quy trình sản xuất của Trung tâm Tin – Đài TNVN...27
1.3.1. Ảnh hưởng của quy trình sản xuất đến tin tức...27
1.3.1.1.Quy trình sản xuất góp phần quyết định tốc độ đăng tải tin tức...27
1.3.1.2. Quy trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng thông tin...28
1.3.2. Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin...29
1.3.2.1. Khâu khai thác và viết tin...29
1.3.2.2. Khâu duyệt tin bài...31
1.3.2.3. Khâu chọn - biên tập tin của Hệ VOV1...32
1.3.2.4.Khâu phát sóng...32
1.4. Đánh giá hiệu quả của quy trình sản xuất tin tại Trung tâm Tin. .34 1.4.1.Ưu điểm...34
1.4.2.Nhược điểm:...36
TIỂU KẾT CHƯƠNG I...39
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TIN CỦA TRUNG TÂM TIN – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM...41
2.1. Tình hình khai thác tin từ Trung tâm Tin của một số Hệ thuộc Đài TNVN...41
2.1.1. Tình hình khai thác tin tức của hệ Thời sự chính trị tổng hợp VOV1...41
2.1.2. Tình hình khai thác tin tức của Hệ VOV2...41
2.1.3. Tình hình khai thác tin tức của báo điện tử VOVNews...42
2.1.5.Tình hình khai thác tin tức của hệ phát thanh Dân tộc VOV4...43
2.1.6. Tình hình khai thác tin tức của kênh VOV Giao thông...43
2.2. Một số vấn đề rút ra qua khảo sát tin phát thanh được sản xuất và khai thác bởi Trung tâm Tin...44
2.2.1. Số lượng tin của Trung tâm Tin lớn...44
2.2.2. Tin của Trung tâm Tin có xu hướng dịch chuyển thành tin phát thanh hiện đại...47
2.2.2.1 Trung tâm Tin gia tăng số lượng tin sống...47
2.2.2.2. Hầu hết tin được kết cấu theo cấu trúc hình tháp ngược...49
Hay như tin “Cháy lớn thiêu rụi một kho hàng tại Hà Nội” được phát sóng cùng ngày với tin “Triển lãm ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh” cũng sử dụng mô hình tháp ngược, đẩy thông tin quan trọng nhất lên đầu tin...50
2.2.2.3. Tăng lượng tin do Trung tâm Tin sản xuất...51
2.2.2.4. Tin bước đầu có sự cân bằng...53
2.2.2.5. Trung tâm Tin sản xuất tin dưới nhiều dạng...55
2.2.3. Một số hạn chế còn tồn tại...59
2.2.3.1. Việc đưa tin lễ tân ít đổi mới...59
2.2.3.2. Tin thường dài và quá chi tiết...64
2.2.3.3. Biên tập viên lúng túng trong việc xử lý số liệu...66
2.2.3.4. Tin chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các Hệ...69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...70
KẾT LUẬN...72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...75