0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Các nguồn thải gây ô nhiễm chủ yếu môi trường nước lưu vực sông Nhuệ Đáy

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH DẠNG KIM LOẠI NIKEN, ĐỒNG, KẼM TRONG TRẦM TÍCH SÔNG NHUỆ - ĐÁY BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (Trang 34 -37 )

d. Phương pháp lên men

1.4.3. Các nguồn thải gây ô nhiễm chủ yếu môi trường nước lưu vực sông Nhuệ Đáy

nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản trong lưu vực. Hiện nay, trên LVS chất lượng nước nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Nước sông bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ lửng, mùi hôi, độ màu và vi khuẩn, đặc biệt vào mùa khô.

Tại những con sông trong nội thành Hà Nội, nước mặt đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, các thông số đo được đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Phần lớn nước mưa, cùng với nước thải sinh hoạt và sản xuất của Hà Nội đều được đưa vào các sông trong thành phố. Sau đó, lượng nước thải này đổ tập trung vào sông Tô Lịch rồi chảy vào sông Nhuệ (qua đập Thanh Liệt). Sau khi nhận nước từ sông Tô Lịch, sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dọc theo đoạn sông từ sau khi nhận nước sông Tô Lịch cho tới cuối nguồn (hợp lưu với sông Đáy), mức độ ô nhiễm tuy có giảm dần do quá trình tự làm sạch của dòng sông nhưng vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép.

Sông Đáy bị ô nhiễm cục bộ với mức độ ngày càng gia tăng, đặc biệt nước sông chịu ảnh hưởng của ô nhiễm sông Nhuệ.

1.4.3. Các nguồn thải gây ô nhiễm chủ yếu môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy Đáy

Hiện nay tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đang chịu nhiều áp lực môi trường do hoạt động phát triển kinh tế – xã hội gây nên. Qua các tài liệu đã được công bố, có thể nêu các nguồn gây ô nhiễm chính cũng như các tác động của chúng đối với môi trường (bảng 1.2, bảng 1.3).

Bảng 1.8. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm đến môi trường Các nguồn ô nhiễm chính Tác động chính đến môi trường

- Cơ khí, nhiệt điện và luyện kim (đen + màu)

- Hoá chất

- Công nghiệp giấy - Chế biến thực phẩm - Khai thác chế biến

rắn, màu, axit, kim loại nặng

- Ô nhiễm do chất hữu cơ, phenol, lignin, gây đục, chất rắn, màu, kim loại nặng

- Ô nhiễm do chất hữu cơ, gây đục vi khuẩn. chất rắn lơ lửng, mùi, màu.

- Ô nhiễm do chất hữu cơ, gây đục, chất rắn lơ lửng, mùi, màu và ô nhiễm đặc biệt. - Chất thải sinh hoạt và bệnh viện (nước

thải, chất thải rắn)

- Ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng, ô nhiễm do vi khuẩn, gây đục

- Chất thải làng nghề và tiểu thủ công nghiệp

- Ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng, ô nhiễm đặc biệt. * Nông nghiệp: - Sử dụng phân bón - Thuốc trừ sâu, cỏ - Khai hoang - Phú dưỡng

- Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật - Chua hoá (axit hoá)

Hình 1.3 Tỷ lệ các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy

Trong số các nguồn thải có lưu lượng thải lớn tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy, nước thải sinh hoạt đóng góp tỉ lệ lớn nhất (56%). Đây là một đặc trưng nổi bật của lưu vực sông.

Nước thải sinh hoạt với tỉ lệ đóng góp to lớn, tải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao, đã làm cho chất lượng nước sông Nhuệ và một số đoạn sông Đáy bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, trong khi hạ tầng kĩ thuật đô thị không phát triển tương xứng, đã làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt đều không được xử lí mà đổ thẳng vào các sông, hồ trong lưu vực.

Hiện nay, trong toàn lưu vực có hơn 1400 cơ sở y tế với lượng nước thải ước tính khoảng hơn 10000 m3/ngày. Mặc dù, nước thải y tế là loại nguy hại cần được xử lí triệt để trước khi thải vào nguồn tiếp nhận, nhưng hiện nay hầu hết các cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lí nước thải, lượng nước này đều được thải trực tiếp vào hệ thống nước thải sinh hoạt và đổ vào nguồn nước mặt trong lưu vực sông.

Theo thống kê đến năm 2004, toàn bộ lưu vực sông Nhuệ - Đáy có 4113 doang nghiệp công nghiệp. Theo số liệu điều tra, trong tổng số 218 cơ sở có nguồn thải chính tại LVS Nhuệ - Đáy, ngành công nghiệp cơ khí chiếm tỉ lệ lớn nhất (33%). Tuy nhiên nước thải của các ngành có các đặc trưng và tác động khác nhau tới chất lượng nước. Nước thải của ngành cơ khí chứa nhiều dầu mỡ và chất rắn lơ lửng, trong khi đó nước thảu của các cơ sở chế biến thực phẩm lại chưa nhiều hợp chất hữu cơ...

Hoạt động của các làng nghề làm phát sinh khoảng 45.000 – 60.000 m3 nước thải/ngày. Phần lớn các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề đều phát triển tự phát theo yêu cầu của thị trường, thiết bị, công nghệ đơn giản, mặt bằng sản xuất nhỏ, khả năng đầu tư cho các hệ thống xử lí nước thải rất hạn chế. Nước thải của các làng nghề này thường không qua xử lí mà thài thẳng ra nguồn tiếp nhận.

Chương 2 - THỰC NGHIỆM 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các mẫu trầm tích thuộc hệ thống lưu vực sông Nhuệ - Đáy

- Trên sông Nhuệ (gồm các điểm: Diễn, Thanh Liệt, Khe Tang, Ba Đa) - Trên sông Đáy (gồm các điểm: Đọ, Quế, Tế Tiêu, Mai Lĩnh, Phùng)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH DẠNG KIM LOẠI NIKEN, ĐỒNG, KẼM TRONG TRẦM TÍCH SÔNG NHUỆ - ĐÁY BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (Trang 34 -37 )

×