0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Ảnh hưởng của % tỉ lệ mol giữa Zn và TiCl4

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ, KHẢO SÁT CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA TITAN ĐIOXIT KÍCH THƯỚC NANO MÉT ĐƯỢC BIẾN TÍNH BẰNG NITƠ (Trang 50 -53 )

Quá trình thực nghiệm được tiến hành như đã nêu ở mục 2.3.3. Trong thí nghiệm này chúng tôi chọn: %nZn : nTiCl4 = 9.32

÷

32.63%. Phổ XRD của các mẫu điều chế ở nồng độ TiCl4 khác nhau được đưa ra trong hình 3.19:

Hình 3.19. Phổ XRD của các mẫu được điều chế ở % tỉ lệ mol giữa Zn và TiCl4

khác nhau: 1-9.32%; 2-13.99%; 3-18.65%; 4-23.31%; 5-27.97%; 6-32.63% Bảng 3.7. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ mol Zn/TiCl4 đến hiệu suất

phân hủy xanh metylen và hiệu suất điều chế mẫu

STT % nZn/nTiCl4 r( nm) % anatase % rutile Hiệu suất phân hủy xanh metylen, % Hiệu suất điều chế (%) 1 9.32 20.40 52.81 46.99 94.9 100 2 13.99 19.70 58.01 41.80 95.7 96.6 3 18.65 17.85 58.41 41.40 97.8 95.2 4 23.31 19.27 60.48 39.32 96.3 88.8 5 27.97 18.31 43.61 56.20 93.1 84.1 6 32.63 18.74 55.20 44.60 92.1 81.8

Có thể nhận thấy rằng, lượng Zn không ảnh hưởng nhiều đến kích thước hạt. Điều khá thú vị là tất cả các mẫu được nung ở 500oC mà hàm lượng pha rutile đã rất cao (~ 45%) điều này không giống với các công bố trước đây. Zn2+ thúc đẩy quá trình chuyển pha anatase thành rutile.

0 100 200 300 400 500 20 30 40 50 60 70 80 2 1 4 3 5 6

Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ mol giữa Zn và TiCl4 đến hiệu suất điều chế được đưa ra trong hình 3.20:

Hình 3.20. Ảnh hưởng của tỉ lệ mol giữa Zn và TiCl4 đến hiệu suất điều chế

Nhận xét: khi lượng Zn tăng thì hiệu suất điều chế giảm. Điều này có thể giải thích như sau: khi lượng Zn tăng, lượng Ti4+ bị khử thành Ti3+ tăng. Ở pH thấp, khả năng thủy phân của Ti3+ và Zn2+ thấp hơn của Ti4+. Nên với cùng lượng TiCl4 ban đầu, khi lượng Zn tăng sẽ thu được ít kết tủa hơn.

Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ mol giữa Zn và TiCl4 đến hiệu suất phân hủy xanh metylen được đưa ra trong hình 3.21:

Hình 3.21. Ảnh hưởng của tỉ lệ mol giữa Zn và TiCl4 đến hiệu suất phân hủy xanh metylen.

Nhận xét: khi lượng Zn tăng, khả năng phân hủy xanh metylen tăng, và đạt cực đại ở tỉ lệ mol Zn/TiCl4 là 18.65%, khi tỉ lệ này > 18.65% thì khả năng phân hủy quang lại giảm xuống.

Có thể giải thích kết quả này như sau: ở nồng độ Zn2+ dưới mức tối ưu, Zn2+ thúc đẩy sự phân tách các cặp e- - lỗ trống trong TiO2 nên khi % tỉ lệ Zn/TiCl4 tăng từ 9.32 đến 18.65% thì hiệu suất phân hủy quang tăng dần. Ở nồng độ Zn2+ trên mức tối ưu, kẽm biến tính chủ yếu đóng vai trò là trung tâm tái kết hợp. Sự tái kết hợp tăng theo nồng độ Zn2+ vì khoảng cách trung bình giữa các vị trí bẫy giảm khi số lượng các phân tử biến tính tăng trên mỗi hạt. Quá trình tái kết hợp của cặp e- - lỗ trống trong TiO2 làm giảm số lượng e- và lỗ trống, dẫn đến làm giảm khả năng quang xúc tác. Nên khi % tỉ lệ Zn/TiCl4 >18.65% thì hiệu quả phân hủy quang có xu hướng giảm dần.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ, KHẢO SÁT CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA TITAN ĐIOXIT KÍCH THƯỚC NANO MÉT ĐƯỢC BIẾN TÍNH BẰNG NITƠ (Trang 50 -53 )

×