Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động
Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu là cát thạch anh màu vàng sau khi tuyển cát quặng. Cát này được hoàn trả lại địa hình sau khai thác. Đây là cát thải sạch.
Chất thải rắn thải ra do các thiết bị hư hỏng, phụ tùng thay thế … sinh ra trong quá trình khai thác. Vì khối lượng phát sinh không nhiều nên tác động này ảnh hưởng không đáng kể.
Chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: chất hữu cơ, giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hỏng, ... Khi thải vào môi trường, vì chất thải rắn sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao nên cũng có khả năng phân huỷ sinh học cao. Cùng với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao càng tạo thuận lợi cho các quá trình phân huỷ sinh học diễn ra nhanh chóng. Đây là môi trường tốt để các vật mang mầm bênh sinh sôi, phát triển như: ruồi, muỗi, chuột, gián,… Các sinh vật gây bệnh này tồn tại và phát triển, gây ra các bệnh dịch; không những thế, mùi hôi thối (H2S, Mercaptan,…) từ quá trình phân huỷ rác cũng gây ảnh hưởng đến môi trường sống như ảnh hưởng đến chất lượng không khí khu vực và sức khỏe nhân dân tại khu vực lân cận nếu không có biện pháp thu gom, quản lý một cách hợp lý. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa chất thải rắn cũng sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm làm ảnh hưởng đến cả môi trường đất, nước mặt và nước ngầm trong vùng và lan ra các vùng xung quanh, hay làm tắt nghẽn đường lưu thông nước nếu không được thu gom hoặc chôn lấp một cách hợp vệ sinh.
Theo ước tính, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 0,3 – 0,5 kg/người/ngày. Khi đi vào hoạt động ổn định thì tổng số lao động làm việc tại khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam là 90 người và khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi là
47 người. Vậy tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong 2 khu vực lần lượt là 27 – 45 kg/ngày và 14,1 – 23,5 kg/ngày.
Toàn bộ chất thải rắn sẽ được Chủ đầu tư thuê đơn vị chuyên trách thu gom rác theo định kỳ.
Tác động do ô nhiễm phóng xạ