Phước, thị xã La Gi
Bảng 2.13. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực xã Tân Phước
1 pH - 6,8 5,5 - 9 Máy đo pH MP200 2 Độ cứng mg/l 140 80 TCVN 2672-78 3 TSS mg/l 530 ≥ 2 APHA 2540C 4 Nitrat mg/l 36 < 25 TCVN 6180-96 5 Amoniac mg/l 0,06 1 APHA 4500 6 Sulphat mg/l 197 0,1 TCVN 6200-96 7 Fe mg/l 2,5 10.000 TCVN 6193-96 8 Mn mg/l 0,37 0,1 TCVN 6193-96 9 Asen mg/l 0,02 15 APHA 3500 10 Coliform MPN/100ml 1 SMEWW 9221B-1995
Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi: Vị trí lấy mẫu có toạ độ: ???
Bảng 2.13. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực xã Tân Phước
STT Thông số Đơn vị phân tíchKết quả 5944-1995TCVN Phương pháp phân tích
1 pH - 7,1 5,5 - 9 Máy đo pH MP200 2 Độ cứng mg/l 210 80 TCVN 2672-78 3 TSS mg/l 480 ≥ 2 APHA 2540C 4 Nitrat mg/l 39 < 25 TCVN 6180-96 5 Amoniac mg/l 0,05 1 APHA 4500 6 Sulphat mg/l 183 0,1 TCVN 6200-96
STT Thông số Đơn vị phân tíchKết quả 5944-1995TCVN Phương pháp phân tích
8 Mn mg/l 0,29 0,1 TCVN 6193-96
9 Asen mg/l 0,03 15 APHA 3500
10 Coliform MPN/100ml 1 SMEWW 9221B-1995
Ghi chú:
- TCVN 5944-1995 : Chất lượng nước – Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
Tài nguyên sinh vật
1. Tài nguyên thực vật
Phần lớn diện tích khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam là bãi cát trống, thảm thực vật thưa thớt, chủ yếu là cỏ dại cao từ 20 – 30cm. Một số điểm trên sườn đồi có các cây lùm bụi, cóc rừng, nhãn rừng, rứa dại.
Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi có thảm thực vật nghèo nàn, hầu hết là những đụn cát trống xen lẫn cây lùm bụi phân bố theo từng khu vực nhỏ cao từ 0,5 – 1m; tại một số điểm có vài cây dương cao từ 2 – 3m.
2. Tài nguyên động vật
Với điều kiện tự nhiên như trên, cùng với hệ thực vật nghèo nàn, nên hệ động vật khu vực Dự án cũng rất hiếm, hầu như không có loài nào quý và có giá trị.
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
Điều kiện kinh tế
Điện lưới quốc gia đã đến gần khu vực, đường dây trung thế 22kV cách khu vực thuộc xã Tân Thành khoảng 800m.
Dân cư trong vùng chủ yếu là người kinh, làm nghề đánh bắt cá biển và nông nghiệp. Ngoài ra còn có một bộ phận nhỏ sinh sống bằng kinh doanh dịch vụ. Công nghiệp chưa phát triển.
Nông lâm nghiệp đang phát triển, nông dân làm ruộng, nương rẫy cá thể và đã phát triển một số trang trại. Nghề đánh bắt hải sản phát triển mạnh.
Du lịch : toàn bộ đất dọc bờ biển đã được quy hoạch phát triển du lịch và đã giao cho các chủ dự án, tuy nhiên chỉ có một vài dự án đang đang đầu tư xây dựng.
Kinh tế khu vực Dự án trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển đổi theo hướng tích cực. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, công nghiệp và dịch vụ có nhiều chuyển biến mới. Số lượng tàu thuyền đánh cá, phương tiện vận tải đường bộ tăng đáng kể... Đó là cơ sở để ta có thể thêm tin tưởng vào tương lai phát triển của địa phương.
Điều kiện xã hội
Khu vực Dự án thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam ở xa khu dân cư, cách khu dân cư tập trung (thôn Văn Kê) khoảng 3km.
Khu vực Dự án thuộc xã Tân Phước, thị xã La Gi cũng khá thưa dân sinh sống. Có một số nhà dân dọc đường Lê Minh Công, cách điểm gần nhất khu vực khai thác khoảng 200 – 300m.
Văn hóa xã hội đang phát triển, đời sống văn hóa của dân chưa cao, mức sống còn trung bình.
Tình hình an ninh, chính trị đến nay trong khu vực Dự án vẫn tương đối ổn định. Công tác xây dựng lực lượng, củng cố tổ nhân dân tự quản, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc đã đi vào chiều sâu và chất lượng hoạt động, tổ chức triển khai và thực hiện kế hoạch liên ngành phòng chống và hạn chế tình hình an ninh chính trị và an toàn xã hội trên địa bàn.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
Trong quá trình thực hiện Dự án có thể gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn ở khu vực do các hoạt động của con người, các phương tiện giao thông chuyên chở hàng hoá phục vụ nhu cầu của Dự án khi Dự án chính thức đi vào hoạt động. Trong đó nguồn gây ô nhiễm chính của Dự án đối với môi trường là nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt và khí thải từ khi xây dựng Dự án cho đến khi Dự án đi vào hoạt động.
Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng
Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon gồm các hoạt động như sau:
Giải tỏa, phát quang, san lấp mặt bằng;
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu khai trường và Khu điều hành, sinh hoạt của tất cả công nhân viên;
Hoạt động vận chuyển, tập kết nguyên - nhiên - vật liệu phục vụ quá trình xây dựng;
Sinh hoạt của công nhân tại công trường xây dựng.
Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng như sau:
Ảnh hưởng của bức xạ đến con người và môi trường xung quanh; Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực Dự án
Xói mòn, trượt, sụt lở đất, xói lở bờ kè ven biển. Biến đổi vi khí hậu.
Tiếng ồn, độ rung của các máy móc thi công xây dựng.
Sự tập trung lượng lớn công nhân xây dựng gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương.
Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động
Trong quá trình hoạt động Dự án sẽ có một số phát thải gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí từ tất cả các loại chất thải với quy mô và thành phần khác nhau.
Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Trong giai đoạn hoạt động của Dự án khí thải phát sinh từ hoạt động khai thác, vận chuyển, lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm, các hoạt động giao thông vận tải và một số hoạt động liên quan khác. Cụ thể như sau:
a). Khí thải từ công nghệ khai thác
Khí thải phát sinh từ dây chuyền công nghệ khai thác gồm:
+ Bụi SiO2, TiO2, bụi than và các chất ô nhiễm do ủi tạo đống cát quặng để tiến hành bơm cát.
+ Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của motor máy bơm, quạt gió, … Công nhân làm việc tại khu vực Dự án sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động của bụi và mức ồn, rung nêu trên.
b). Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải
Trong quá trình khai thác, hàng ngày sẽ diễn ra các hoạt động giao thông vận tải chuyên chở các loại nguyên - nhiên - vật liệu và sản phẩm cùng các loại phương tiện đi lại của công nhân ra vào khu vực Dự án sẽ làm phát sinh khí thải như bụi, SOx, NOx, CO, THC, ... Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phụ thuộc vào số lượng và mật độ xe lưu thông, vào loại nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông và chất lượng đường giao thông.
Bên cạnh đó, các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào khu vực Dự án, xe gắn máy của công nhân, … cũng góp phần làm tăng mức ồn tại khu vực. c). Khí thải từ các hoạt động khác
Các hoạt động khác như thu gom, tồn trữ, vận chuyển rác thải cũng sinh ra các khí ô nhiễm như: bụi, CO, NOx, SOx, mùi hôi…
Các quá trình hoạt động chế biến tại khu vực dự án cũng có khả năng phát sinh bụi, song với lượng nhỏ không đáng kể vì bản chất đây là quá trình tuyển ướt.
− Nước thải sản xuất;
− Nước thải sinh hoạt của CBCNV;
− Nước mưa chảy tràn.
Trong đó, nước thải sinh hoạt sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng nước và không khí tại khu vực. Do đó, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất chủ yếu là nước sau khi tách ra khỏi dòng quặng thô có chứa chất rắn lơ lửng và một số kim loại nặng (Zr, Ti,...).
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của CBCNV làm việc tại khu vực Dự án có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, vi sinh.
Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn khu vực Dự án cuốn theo đất cát, cặn, rác thải, dầu mỡ, ... gây ảnh hưởng tới môi trường nước mặt, nước ngầm tầng nông và môi trường đất.
Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh tại khu vực Dự án bao gồm các chất thải rắn trong quá trình sản xuất và rác thải sinh hoạt, gây tác động đến môi trường đất, nước và không khí. Các nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm:
Chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất chủ yếu là cát sau khi tuyển quặng. Cát này được hoàn trả lại địa hình sau khai thác. Cát thải có khả năng làm tăng độ phóng xạ khu vực bãi thải cát.
Các thành phần khác như vỏ sò, thực vật phân hủy với khối lượng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến môi trường tự nhiên khu vực.
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt của CBCNV làm việc tại khu vực Dự án bao gồm hộp giấy, bao nylon, giấy vụn, thủy tinh, thức ăn thừa…
Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động gồm có:
+ Xói mòn, sạt lở, bồi lắng bàu nước tại khu vực; + Tăng nguy cơ gây ô nhiễm phóng xạ;
+ Sự ảnh hưởng của bức xạ đối với con người và môi trường xung quanh; + Tiếng ồn của các hoạt động máy móc phục vụ sản xuất;
+ Sự tập trung lượng lớn công nhân gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương, gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông.
Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do Dự án gây ra
Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng
Sự cố tai nạn lao động
Nhìn chung, tai nạn lao động có thể xảy ra tại bất kỳ một công đoạn thi công xây dựng nào của Dự án. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra tai nạn lao động trên công trường xây dựng có thể là:
+ Ô nhiễm môi trường có khả năng gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất cho công nhân trong khi lao động;
+ Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe cao hơn có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ...
+ Tai nạn do tính bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc do thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân khi tham gia thi công.
Đối với sự cố tai nạn lao động xảy ra do ô nhiễm môi trường, Chủ đầu tư sẽ quan tâm áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn lao động phù hợp trong điều kiện khí hậu thời tiết hiện tại khi thấy cần thiết có thể tạm hoãn quá trình thi công, hoặc cho công nhân được nghỉ ngơi dài hơn để bảo đảm an toàn lao động cho công nhân trên công trường.
Trong các trường hợp còn lại, Chủ đầu tư sẽ bảo đảm kỹ thuật và kế hoạch thi công, điều động máy móc, xe cộ, thiết bị kỹ thuật một cách khoa học, hợp lý và bảo đảm nội quy an toàn lao động.
Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau :
+ Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật (sơn, xăng, dầu DO, dầu FO...) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường; + Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự
cố giật, chập, cháy nổ, …, gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân;
+ Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (đun, rải nhựa đường, ...) có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp phòng ngừa.
Do các trường hợp sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên Chủ đầu tư sẽ bảo đảm áp dụng các biện pháp phòng chống, khống chế hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực này.
Sự cố tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông có nguy cơ xảy ra trong quá trình thi công, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân có thể do phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông. Sự cố này hoàn toàn phòng tránh được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông và cho công nhân lao động tại công trường.
Sự cố ngập lụt
Khu vực Dự án có địa hình giảm dần từ hướng núi ra biển nên vào mùa mưa toàn bộ nước được thoát ra biển, vì thế khu vực Dự án sẽ không bị ngập úng do mưa ngoại trừ ngập lụt do thủy triều. Công tác san lấp mặt bằng, lắp đặt hệ thống thoát nước được thực hiện trong giai đoạn mùa khô và theo đúng thiết kế ban đầu, thì hiện tượng ngập úng trong giai đoạn xây dựng sẽ ít có khả năng xảy ra.
Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động
Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu hoặc do chập điện, gây nên các thiệt hại về người và tài sản. Có thể xác định các nguồn gốc gây cháy nổ như sau:
+ Rò rỉ nhiên liệu tại các kho chứa nhiên liệu (xăng, dầu DO).
+ Việc vứt tàn thuốc một cách bừa bãi của công nhân vào khu vực chứa nhiên liệu dễ cháy;
+ Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt, máy lạnh bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy;
Chủ đầu tư hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của sự cố này bằng cách luôn đảm bảo công tác PCCC, cũng như thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các hệ thống thiết bị điện, nhắc nhở mọi người luôn đề phòng nguy cơ cháy nổ.
Sự cố tai nạn lao động
Hoạt động của nhà máy thuộc loại hình cơ điện (bán tự động), vì vậy vấn đề an toàn lao động cũng được công ty đặc biệt quan tâm. Có thể xác định nguồn gốc nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động, như sau:
+ Từng máy móc thiết bị chưa có nội quy vận hành sử dụng an toàn lập thành bảng