Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu sau khi chế tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp ăn mòn laser để chế tạo các hạt nano kim loại (Trang 55 - 56)

b) Phổ hấp thụ UV – VIS

3.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu mẫu sau khi chế tạo

Chúng tôi đã khảo sát sự kết tụ của các hạt nano vàng trong nước và cồn theo thời gian. Kết quả cho thấy các hạt nano vàng trong cồn bền vững hơn trong nước và tính bền vững tăng theo nồng độ cồn. Trên hình 3.18 minh họa sự so sánh phổ hấp thụ của các mẫu hạt nano vàng sau khi chế tạo 1 ngày và 35 ngày.

(a) (b)

Hình 3.18: Phổ hấp thụ của các hạt nano Au chế tạo trong cồn 600(a ) và trong cồn 400(b) sau khi ăn mòn 1 ngày và 35 ngày.

Theo thời gian các hạt sẽ bị kết tụ, kích thước tăng, dẫn đến đỉnh phổ hấp thụ dịch dần về bước sóng dài. Các hạt nano vàng tạo ra trong nước ban đầu có kích thước trung bình nhỏ hơn nhưng nhanh chóng bị kết tụ hơn trong cồn. Điều này có thể giải thích dựa vào cơ chế hình thành kích thước hạt. Các hạt nano kim loại trong chất lỏng có tích điện bền mặt. Các phân tử môi trường có mô men lưỡng cực điện sẽ liên kết với hạt nano tạo ra lớp điện tích kép bao quanh hạt nano ngăn chặn quá trình kết tụ. Tốc độ lớn lên của các hạt nano phụ thuộc vào số hạt nano được tạo thành trong giai đoạn đầu tiên và độ lớn của momen lưỡng cực phân tử môi trường dung môi. Phân tử nước có mô men lưỡng cực điện (1.85) lớn hơn ethanol (1.69) sẽ ngăn chặn kết tụ tốt hơn nên kích thước hạt tạo thành trong nước nhỏ hơn trong ethanol. Tuy nhiên số lượng liên kết O-H (nguồn gốc lưỡng cực điện) trong dung dịch ethanol lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết nên các hạt nano vàng trong dung dịch ethanol được giữ bền hơn trong môi trường nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp ăn mòn laser để chế tạo các hạt nano kim loại (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w