Các cơ sở điện ảnh hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu điện ảnh của sinh viên để có chủ trương biện pháp tích cực nhằm thoả mãn nhu cầu. Họ nên lên những trang web bàn luận của sinh viên về điện ảnh như www.điện ảnh.net, yxine.com để tìm hiểu sở thích cũng như tâm tư nguyện vọng của sinh viên về điện ảnh. Toàn cầu hoá văn hoá kéo sự bùng nổ về truyền thông, thể hiện mạng lưới Internet kết nối toàn cầu. Sinh viên có thể tìm kiếm bất cứ thông tin gì về điện ảnh trên các trang web. Và cũng có thể chia sẻ những sở thích của mình trên đó. Các nhà làm phim có thể có thể đưa các phiếu điều tra tới các trường đại học hay phỏng vấn trực tiếp các khán giả điện ảnh. Công việc điều tra thị hiếu điện ảnh cũng đã được các cơ sở điện ảnh quan tâm trong những năm đổi mới. Tuy nhiên, điều tra thị hiếu trong với đối tượng cụ thể là sinh viên thì chưa nhiều. Với một số cách được đưa ra trên đây, các nhà sản xuất, phát hành cũng như phổ biến phim có thể nắm được thị hiếu của sinh để đưa ra những sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn như hiểu được thị hiếu thích xem những phim về cuộc sống sinh viên, họ sẽ cho ra nhiều hơn những tác phẩm có đề tài này và chắc chắn sẽ thu hút được sự yêu thích của sinh viên.
Các cơ sở phổ biến phim cụ thể là các rạp chiếu phim nên tổ chức các buổi chiếu phim miễn phí hay giảm giá vé cho sinh viên. Theo điều tra thì các bạn sinh viên đêu thích xem phim ở rạp vì họ đều thấy rằng rạp là nơi họ có
thể thưởng thức điện ảnh với chất lượng cao nhất. Nhưng số lần đến rạp của sinh viên lại rất ít. Lý do phần lớn là họ không có tiền mua vé. Nếu có điều kiện thì họ sẽ đến xem rạp. Thực tế cho thấy những tuần chiếu phim miễn phí sinh sinh viên đều đến rạp rất đông. Mỗi buổi phát vé miễn phí nhiều bạn còn xếp hàng từ sớm, có khi ngày mai phim mới chiếu nhưng lấy vé từ hôm nay. Tình yêu với môn nghệ thuật thứ bảy này sẽ càng sâu sắc nếu như họ được tạo điều kiện.
Các đài truyền hình Trung ương và địa phương nên tăng thời lượng chiếu phim Việt Nam, cân đối giữa phim Việt Nam và phim nước ngoài. Có một thực trạng là nhiều phim Việt Nam được giải của liên hoan phim trong nước thậm chí cả quốc tế nhưng khán giả lại không hề biết tới. Do vậy cần đưa những bộ phim có gái trị nghệ htuật này lên màn ảnh để công chúng có điều kiện thưởng thức.
Các nhà sản xuất phim nên phối hợp với các trường đại học để tổ chức các buổi toạ đàm để nói chuyện chuyên đề về điện ảnh như viết kịch bản, quay phim, cách làm kĩ sảo phim…Sinh viên hiểu sâu hơn về các kiến thức điện ảnh thì họ sẽ đến với điện ảnh nhiều hơn. Có bạn sau khi nghe chuyên đề về kịch bản phim có sở thích viết kịch bản. Có bạn nghe về cách quay phim thấy hay nên tham gia vào khoá học quay phim. Nhờ những buổi trao đổi kiến thức chuyên môn nay, sinh viên có nhiều hiểu biết về điện ảnh. Từ đó các bạn có thể đến với những bộ phim nghệ thuật mà không gặp trở ngại là thiếu kiến thức.
Các nhà làm phim nên có những buổi giới thiệu phim xuống tới các trường thông qua các buổi giao lưu giữa đạo diễn, diễn viên, các nhà quay phim với sinh viên. Được gặp gỡ các diễn viên mà mình yêu thích, được nghe tâm sự của đạo diễn về đứa con tinh thần của mình sinh viên sẽ càng hiểu thêm giá trị của bộ phim. Và đó là động lực để họ đến với phim.
Ngoài ra các cơ sở điện ảnh phải đổi mới hoạt động của mình để phục vụ tốt thị hiếu của khán giả trong đó có sinh viên:
- Trước hết, các cơ sở điện ảnh chỉ được thực hiện các hoạt động sản xuất phim, phát hành hay phổ biến phim khi có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp phải thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng kí.
- Các cơ sở sản xuất phim phải đẩy mạnh hình thức hợp tác liên doanh trong nước và nước ngoài để đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của công chúng điện ảnh nhất là sinh viên. Hình thức này đã có nhiều nhưng hầu hết là ở các doanh nghiệp miền Nam.
- Các cơ sở phát hành phim điều chỉnh hoạt động bán, cho thuê, in sang đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu phim cho hợp lý.
- Các cơ sở phổ biến phim phải đẩy mạnh việc đưa phim tiếp cận nhanh với công chúng thông qua các hình thức quảng cáo, đưa phim tham dự các liên hoan phim…
3.2.1.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh
Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước theo phương châm thông thoáng, kịp thời hiệu quả, đẩy mạnh công tác xã hội hoá điện ảnh. Chủ chương xã hội hoá điện ảnh đã lan rộng thành phong trào nhiều khi nó mang tính tự phát . Tự phát một mặt cần được khuyến khích vì nó thể hiện sự năng động trong hoạt động của các hãng phim tư nhân. Nhưng tự phát mà phi kế hoạch, hoạt động mang màu sắc cá thể mạnh ai người nấy làm, chạy theo lợi nhuận cho ra những sản phẩm đáp ứng thị hiếu tầm thường thì không nên. Do vậy khi xã hội hoá hoạt động điện ảnh phát triển thì vai trò quản lý của nhà nước càng lớn. Tuy thế, cũng cần phải nhấn mạnh một điều là quản lý mang tính chất định hướng, quản lý tổng thể giúp tạo điều kiện cần thiết để thúc đẩy.
Các nhà làm phim nên tăng cường tìm nguồn vốn đầu tư bằng cách liên doanh, liên kết cho phim. Hiện nay kinh phí làm ra một bộ phim còn quá ít, lại không được tập chung toàn bộ. Nhà nước chỉ tài trợ 70%, các hãng phim còn gặp nhiều khó khăn nên không đủ tiền đầu tư cho 30% còn lại. Bởi vậy
phim là kém chất lượng và không đều. Giải pháp tìm nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tăng cường hình thức liên doanh liên kết giúp cho phim hay hơn, có sức thu hút khán giả.
Ngành điện ảnh cần có sự đầu tư có chiều sâu vào các kịch bản hay, mở nhiều hơn các trại sáng tác cho người viết kịch bản và có chế độ đãi ngộ hợp lý cho những tài năng có cống hiến xuất sắc tạo điều kiện cho các tài năng trẻ trưởng thành và cống hiến. Ngành điện ảnh cũng nên tập chung cải tiến quy trình, cơ chế duyệt tác phẩm thông qua các tiêu chí cụ thể và khả thi, thống nhất giữa các ngành liên quan trên cả nước.
Đổi mới công tác đào tạo đội ngũ diễn viên để họ trở thành những diễn viên chuyên nghiệp. Họ chính là linh hồn của một bộ phim. Muốn phim hay thì diễn viên không chỉ có ngoại hình tốt mà diễn xuất tốt. Các cơ quan điện ảnh nên tổ chức nhiều hơn các khoá học ngắn hạn về đào tạo diễn viên hay các nhà phê bình điện ảnh. Trong dàn diễn viên của ta có nhiều người trưởng thành từ các khoá học này và không ít trong số họ là sinh viên đang theo học ở một trường đại học nào đó. Với cách này, các cơ quan điện ảnh đã làm cho sinh viên hiểu hơn về nghề diễn hay nghề hoạt động điện ảnh để yêu thích hơn môn nghệ thuật này. Hơn nữa họ có thể phát hiện ra những nhân tài là chính sinh viên cho công tác của mình.
Các cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh cần đưa ra chính sách để quản lý tốt các hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến phim đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu phim. Trong tình hình hiện nay, sự xâm nhập của nền điện ảnh nước ngoài vào nước ta một cách ồ ạt khó có thể kiểm soát nổi. Chính vì thế, hoạt động nhập này càng phải được đẩy mạnh.
3.2.2. Đối với các cơ quan văn hoá
Các nhà văn hoá cần nghiên cứu về quy luật phát triển của thị hiếu để giúp các nhà điện ảnh làm tốt hơn công tác của mình.
Các cán bộ văn hoá cần tuyên truyền các văn bản luật về điện ảnh cho sinh viên để họ có thể hiểu sâu hơn về hoạt động của ngành điện ảnh, những
quy định của nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh để có điều chỉnh thị hiếu cho phù hợp.
Các nhà quản lý văn hoá nên tăng cường công tác thanh tra các dịch vụ Internet, băng đĩa hình tạo nên môi trường văn hoá lành mạnh để sinh viên có những thị hiếu tốt.
Các nhà quản lý cũng nên có luật quy định phạt hành chính đối với những thị hiếu không lành mạnh của sinh viên chứ không chỉ dừng lại ở cảnh cáo để sinh viên không tái phạm.
3.2.3. Đối với nhà trường
Nhà trường là môi trường quan trọng để định hướng thị hiếu điện ảnh của sinh viên. Giáo dục trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ tính đa dạng của thị hiếu thẩm mỹ. Thị hiếu tốt hoàn toàn không có nghĩa là phải giống thị hiếu khác. Có người thích xem thể loại phim này, có người lại thích xem thể loại phim khác, người chọn đề tài này nhưng người kia lại chọn chủ đề khác.Do vậy nhà trường phải tôn trọng thị hiếu của mỗi cá nhân song cần phải giúp họ phân biệt đâu là thị hiếu tốt, đâu là thị hiếu xấu. Công tác tuyên truyền cần được tiến hành thường xuyên dưới nhiều biện pháp và nhiều hình thức. Thí dụ như thông qua các đài phát thanh ở ký túc xá sinh viên. Hoặc có thể tổ chức các buổi toạ đàm về thị hiếu của họ và đưa ra những định hướng.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động điện ảnh cho sinh viên. Các tổ chức Đoàn và Hội sinh viên nên phối kết hợp tổ chức các trò chơi, cuộc thi tìm hiểu về điện ảnh cho sinh viên. Sinh viên có vừa cơ hội đuợc tham gia các hoạt động bổ ích, vừa mở rộng những hiểu biết về điện ảnh.
Nhà trường nên đầu tư kinh phí cho việc thành lập các câu lạc bộ điện ảnh. Tham gia các câu lạc bộ này sinh viên được thoải mái thể hiện sở thích của mình về điện ảnh. Họ có thể học tập những thị hiếu tốt ở ngay những hội viên tham gia câu lạc bộ.
Nhà trường nên tổ chức các buổi chiếu phim miễn phí hay liên kết với các nhà sản xuất phim chiếu những bộ phim nổi tiếng với giá vé ưu đãi cho sinh viên tại các nhà văn hoá. Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã làm được rất tốt công tác này.
Ở mỗi phòng ký túc xá trường nên tạo điều kiện cho mỗi phòng một cái ti vi để sinh viên được xem phim nhiều hơn. Hiện nay, ở trường đại học Quốc gia Hà Nội còn nối Internet về mỗi phòng ký túc xá để sinh viên có cơ hội tiếp xúc, giao lưu trao đổi kiến thức cũng như những sở thích của mình, trong đó có sở thích về điện ảnh. Mô hình này các trường đại học khác cần học tập.
Các trường đại học cũng nên đầu tư các loại sách báo về điện ảnh cho thư viện trường để sinh viên có điều kiện đọc sách về chuyên ngành này.
Thường xuyên chăm lo đến đời sống văn hoá văn nghệ cho sinh viên và coi đó là nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng chính trị. Tổ chức có chất lượng và phù hợp các hoạt động văn hoá, văn nghệ cho sinh viên. Những hội diễn văn nghệ, các cuộc thi sinh viên thanh lịch sẽ làm giàu thêm đời sống tinh thần cho sinh viên. Sinh viên sẽ hoạt động năng nổ hơn, hoà đồng với tập thể hơn tạo nên một môi trường văn hoá.
Nhà trường cũng nên có biện pháp để tạo lối sống lành mạnh trong sinh viên. Lối sống lành mạnh là cơ sở để nảy sinh những thị hiếu lành mạnh
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất như như xây dựng các khu vui chơi ở ký túc xá, mở rộng thêm phòng đọc sách để sinh viên tham gia. Đây cũng là biện pháp để sinh viên tránh xa những hoạt động không lành mạnh.
Tích cực đẩy mạnh công tác của Đoàn và Hội sinh viên trong tổ chức các hoạt động lành mạnh của sinh viên như các cuộc thi đấu thể thao, các buổi diễn văn nghệ…
Tuyên truyền củng cố các mối quan hệ xã hội, quan hệ đạo đức, trên tinh thần tương thân tương ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp cho sinh viên.
Ngăn chặn những hủ tục mê tín, lạc hậu, văn hoá đồ truỵ kích động bạo lực xâm nhập môi trường sinh viên, có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời các hành vi tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo sinh viên.
3.2.4. Đối với sinh viên
Tiến sĩ Nguyễn Chương Nhiếp trong luận án có đề tài: “Thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đời sống xã hội” đã viết: “Thị hiếu thẩm mỹ tốt hay xấu đều phải do giáo dục luyện tập mà nên” [20, tr.54]. Thị hiếu điện ảnh của sinh viên là do chính bản thân sinh viên quyết định. Bởi vậy, muốn nâng cao thị hiếu của sinh viên thì phải đi từ đối tượng sinh viên.
Muốn có thị hiếu điện ảnh tốt thì trước hết sinh viên phải biết phân biệt như thế nào là tác phẩm điện ảnh thuộc thị hiếu lành mạnh và những tác phẩm thuộc thị hiếu không lành mạnh . Dưới đây là một vài dấu hiệu để phân biệt:
- Những tác phẩm điện ảnh nào sử dụng thủ pháp nghệ không lành mạnh, khơi dậy bản năng sinh vật trong con người như khiêu dâm hay kích thích tính bạo lực trong con người…đó là dấu hiệu của sự không lành mạnh. Ngược lại những tác phẩm nhằm hướng con người tới chỗ cao đẹp, bồi dưỡng tình cảm và nhân cách cho con người là những tác phẩm xuất phát từ thị hiếu không lành mạnh.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn chính trị, đạo đức. Tác phẩm điện ảnh nào thể hiện quan điểm chính trị tốt như ca ngợi độc lập dân tộc, hoà bình chủ nghĩa, tự do bình đẳng thì thuộc thị hiếu lành mạnh. Ngược lại những tác phẩm điện ảnh được coi là không lành mạnh là những tác phẩm đi vào ca ngợi lối sống buông thả không mục đích, không lý tưởng tôn sùng bạo lực, kích động sung đột và chính trị chống độc lập dân tộc và ca ngợi nô dịch.
- Dựa trên cơ sở tính truyền thống và tính dân tộc. Những tác phẩm nào mà biểu hiện, củng cố và phát triển bản sắc dân tộc là lành mạnh. Ngược lại, những tác phẩm phá vỡ giá trị truyền thống là không lành mạnh.
Sinh viên phải tạo cho mình lối sống lành mạnh bằng cách tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao.
Để có thị hiếu điện ảnh cao và lành mạnh, sinh viên phải có những hiểu biết nhất định về văn hoá nghệ thuật đặc biệt là điện ảnh. Vì vậy, sinh viên phải tích cực trau dồi những kiến thức về văn hoá nghệ thuật.
Sinh viên phải biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý để tham gia vào các hoạt động điện ảnh như: xem phim, đọc sách báo điện ảnh, tham gia vào câu lạc bộ điện ảnh, các cuộc thi tìm hiểu về điện ảnh, tham gia viết bài cho các tạp chí điện ảnh…
Trong các buổi gặp gỡ với nhà làm phim, với cơ quan điện ảnh sinh viên nên mạnh dạn nói lên sở thích của mình và những đề xuất để họ đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của mình.
KẾT LUẬN
Qua quá trình khảo sát, người viết đã nắm được một vài thị hiếu điện ảnh của sinh viên. Sinh viên rất thích thưởng thức điện ảnh hay nói một cách đơn giản là xem phim. Khi xem phim, họ thường lựa chọn phim truyện, thể