II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ CỦA CÔNG TY
1.Những ưu điểm trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty
Trong những năm qua, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng luôn luôn đạt được những thành tích đáng mừng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở trên 25 nước, và là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ luôn đạt từ 27-30%/ năm, trong đó, các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao là gốm sứ, sắt mỹ nghệ. Còn các thị trường có tốc độ tăng trưởng cao là Tây Âu, Nhật Bản và Châu Mỹ. Thị trường Nga và các nước SNG còn chưa được Công ty đầu tư đúng so với tiềm năng vốn có của nó. Trong thời gian qua có được những thành tích đáng khích lệ đối với tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty như vậy là do sự nỗ lực vượt bậc của toàn Công ty, với tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật và khả năng sáng tạo của đội ngũ thiết kế mẫu hàng, sự không ngừng học hỏi của cán bộ công nhân viên trong Công ty, luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao trình độ, nắm bắt thị trường, điều chỉnh cơ cấu mặt hàng cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
1.1.Xây dựng kế hoạch xuất khẩu
Công ty dựa trên việc xác định nhu cầu hiện tại kết hợp công tác dự báo thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Trong thời gian qua, Công ty đã xây dựng tốt các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước, thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra cho các phòng ban và cho toàn Công ty.
Kế hoạch xuất khẩu được xây dựng từ khâu nghiên cứu và dự báo thị trường nước ngoài. Đó là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Một mặt, mục tiêu cuả nghiên cứu thị trường là xác định thực trạng của thị trường theo các tiêu thức có thể lượng hoá được. Mặt khác, phải giải thích các ý kiến về cầu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng như lý do người tiêu dùng mua hay không mua sản phẩm. Đó là nhiệm vụ của phòng Kinh doanh-Xuất nhập
khẩu trong việc tìm hiểu đối tác, tạo lập nguồn hàng, tìm kiếm hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm.
Kế hoạch xuất khẩu được xây dựng trên cơ sở những thông tin thu thập được về thị trường nước ngoài, mảng thị trường tiến hàng sàng lọc, phân tích thông tin, đưa ra những đánh giá về nhu cầu hiện tại, đồng thời giải thích các phản ứng của đối thủ trước những chính sách mới của doanh nghiệp, tìm ra các khả năng có thể ảnh hưởng tới cầu như giá cả sản phẩm, thu nhập của người tiêu dùng, các biện pháp quảng cáo,…từ đó lập kế hoạch kinh doanh cụ thể.
1.2.Phương pháp xây dựng kế hoạch
Xuất khẩu là một trong những nội dung của chiến lược tiêu thụ sản phẩm mà tiêu thụ sản phẩm là một trong 6 chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất hoặc chuẩn bị dịch vụ
Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch xuất khẩu cho Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu. Họ có bộ phận nghiên cứu thị trường xuất khẩu riêng, bộ phận này thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu qua mạng Internet, qua đài, báo, qua các đại lý, qua thông tấn xã Việt Nam, chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài. Không những thế phòng ban này còn nghiên cứu thị trường trong nước, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh ngay tại sân nhà để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp với mức cầu trong và ngoài nước. Chiến lược xuất khẩu được xây dựng cho từng năm, mỗi năm lại được phân ra từng quý và cứ 6 tháng Công ty lại tổng kết doanh thu từ xuất khẩu. Trong thời gian ngắn như vậy, cho phép Công ty có thể có những điều chỉnh phù hợp với năng lực sản xuất và có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, khắc phục những hạn chế, tăng lợi nhuận phấn đấu đạt mục tiêu đề ra cho toàn Công ty.
Công ty đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tổ chức nhiều đợt khảo sát thị trường nước ngoài, cắt cử những cán bộ nhiệt tình, có năng lực đi về các làng nghề tìm nguồn hàng cho xuất khẩu, khảo sát thị trường để tìm những sản phẩm mới, mẫu mã mới làm phong phú thêm danh sách các sản phẩm tham gia xuất khẩu của Công ty. Từ lãnh đạo cho đến các phòng ban đều thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan thương vụ phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng và công tác thúc đẩy xuất khẩu nói chung.
Công ty còn tích cực tham gia gửi mẫu hàng đi các Hội trợ, triển lãm nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm trên nhiều thị trường truyền thống cũng như thị trường tiềm năng, qua các kênh xúc tiến thương mại do Nhà nước, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức quốc tế tổ chức.
Công ty đã giữ vững được nhiều thị trường truyền thống như Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ,…thâm nhập được một số thị trường mới như Chi Lê, Mêhicô,…nâng tổng số thị trường xuất khẩu của Công ty lên trên 25 nước, tăng 4,3 lần so với năm 1999
1.4.Chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, ngoài việc củng cố các thị trường truyền thống, Công ty không ngừng mở rộng và phát triển thêm các thị trường mới bằng nhiều phương thức khác nhau. Cụ thể, Công ty đã thành lập phòng Nghiên cứu và phát triển thị trường có trụ sở tại Hà Nội và phòng Đối ngoại ở trong Nam để có thể nghiên cứu và khảo sát thị trường một cách sát sao hơn, cho phép doanh nghiệp dự báo được nhu cầu tương lai, đồng thời có thể nghiên cứu sự thay đổi chu kỳ sống của sản phẩm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm nói chung và công tác thúc đẩy xuất khẩu nói riêng.
Trên cơ sở phân tích các thông tin thu thập được về thị trường nước ngoài, Công ty tiến hành phân tích thông tin và đánh giá nhu cầu hiện tại lấy đó làm căn cứ cho việc lập kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo, xác định xem tiếp tục sản xuất mặt hàng nào, mẫu mã nào cần phải cải tiến, kiểu
dáng hàng hoá nào đang được người tiêu dùng ưu chuộng và kiểu nào có chu kỳ sống trong giai đoạn suy thoái. Đó là những căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn sau đó mà Công ty đã thực hiện rất tích cực trong thời gian qua.
Hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ngoài nước đã được Công ty thực hiện khá tốt. Công ty rất coi trọng việc quảng cáo để chào bán hàng hoá, tìm kiếm khách hàng mới, thành lập phòng trưng bày tại các khu đô thị sầm uất như Hà Nội, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,…Tại các showroom, Công ty thực hiện khá tốt về không gian trang trí nội thất, sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách nước ngoài, cử những nhân viên có chuyên môn về thiết kế sản phẩm, thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp tốt làm công tác marketing và giới thiệu sản phẩm.
Thực hiện chính sách sản phẩm đa dạng hoá và thích nghi hoá sản phẩm, ngoài việc tự sản xuất ra sản phẩm, Công ty còn thực hiện việc thu gom những mặt hàng mà Công ty không tự sản xuất được khi có đơn đặt hàng từ phía đối tác. Đến nay, Công ty đã xây dựng được hệ thống chân hàng ổn định, tạo thêm rất nhiều kiểu dáng mới về mặt hàng thủ công mỹ nghệ với nguyên liệu làm bằng đất sét và làm bằng gốm, thêm vào đó là mặt hàng làm bằng mây tre, chiếu, có quan hệ với rất nhiều nhà cung cấp, tự tổ chức công việc thu mua những sản phẩm mây được người nông dân ở khu vực lân cận sơ chế như Hưng Yên, Bắc Ninh,…Bên cạnh đó, Công ty còn xây dựng và phát triển thêm các cơ sở chân hàng mới trên nhiều tỉnh trong cả nước để phục vụ tốt công tác xuất khẩu.
Với chính sách giá cả hợp lý, Công ty có chính sách ưu đãi với những khách hàng truyền thống để giữ vững được mối quan hệ làm ăn lâu dài này. Trong việc thực hiện chính sách sản phẩm, chủ trương đa dạng hoá và thích nghi hoá sản phẩm cũng được Công ty thực hiện khá tốt cùng với công tác xúc tiến thương mại, khai thác thêm được một số thị trường mới như Chi Lê,
Indonexia,…tiếp tục quay trở lại khai thác thị trường Nga và các nước SNG, là một thị trường với hơn 300 triệu dân với một lượng cầu khá lớn mà ta đã không chú ý đúng mức, làm cho hàng hoá của Trung Quốc, Thái Lan tràn lan, cạnh tranh quyết liệt với hàng hoá của Việt Nam trong mấy năm gần đây. Hiện nay, thị trường này đang được Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng cũng như các doanh nghiệp nước ta rất quan tâm.
Mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định trong việc thúc đẩy xuất khẩu, Công ty vẫn chưa đạt được một số chỉ tiêu để ra. Với áp lực cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Công ty phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa, tích cực hơn trong công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu bằng nhiều hình thức trực tiếp cũng như gián tiếp, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch trong thời gian trong giai đoạn tiếp theo,
2.Những tồn tại trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Dù đã có mặt trên 25 thị trường trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm, nhưng Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, cụ thể như:
2.1.Chỉ tập trung vào một số thị trường trọng điểm
Hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã có mặt trên 25 nước trên thế giới, nhưng trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu chỉ tập trung vào một số thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Tây Âu còn các khu vực thị trường khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Như vậy công tác thúc đẩy xuất khẩu còn chưa đồng đều giữa các khu vực. Như vậy, Công ty còn chưa quan tâm đúng mức đến từng khu vực thị trường, bỏ qua nhiều thị trường có mức cầu khá cao như thị trường Nga và các nước SNG, để hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và Thái Lan cũng như của các nước xuất khẩu khác thâm nhập và chiếm lĩnh những mảnh đất màu mỡ này.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu không đều ở các thị trường, chỉ có một số thị trường truyền thống như Nhật Bản hay Tây Âu như Đức, Pháp là có tốc độ tăng tương đối đều qua các năm, để hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh giành mất một số thị trường như Nga, Đài Loan, Hàn Quốc,…đây là những thị trường lớn mà trước đó Công ty đã có tỷ trọng khá lớn mà hiện nay ta đã bị hàng hoá của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonexia cạnh tranh quyết liệt.
Những thị trường có nhu cầu lớn, nhưng do khoảng cách địa lý quá xa, chi phí vận chuyển lớn, lại gặp phải hàng rào thuế quan của nước nhập khẩu nên chúng ta vẫn xuất khẩu một khối lượng hạn chế vào các thị trường này chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có như Mỹ, Canada, Mehicô,…
2.2.Về sản phẩm
- Chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực, chưa có sự đa dạng hoá phù hợp, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thêm một số mặt hàng trang trí nội thất, hàng đồ chơi và sắt mỹ nghệ, hàng mây tre vẫn chưa thực sự được chú trọng đúng mức so với tiềm năng của khu vực thị trường chưa tận dụng được hết nguồn tài nguyên thiên nhiên này, hàng Gốm Sứ cũng chưa được phát huy hết sức mạnh vốn có của nó, tỷ trọng xuất khẩu hàng này có xu hướng giảm dần một phần do tính chất khó vận chuyển của nó.
- Thiếu những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của những đoạn thị trường yêu cầu cao về trình độ thẩm mỹ và chất lượng hàng hoá,
- Mẫu mã sản phẩm còn chưa phong phú, ít có sự điều chỉnh về kiểu dáng phù hợp với thị hiếu, so với hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc thì mẫu mã của ta có sức cạnh tranh kém hơn nhiều, kiểu dáng còn chưa thực sự thu hút sự chú ý của khách nước ngoài.
- Chưa đáp ứng được yêu cầu của các đơn đặt hàng lớn do quy mô chưa được mở rộng, phải đi thu gom để thực hiện hợp đồng làm cho uy tín về chất lượng sản phẩm của Công ty bị ảnh hưởng
2.3.Về giá cả
Giá thành xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn cao so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nước ngoài. So với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp sản xuất trong nước thì sản phẩm của Công ty vẫn có giá cao hơn ở một số chủng loại sản phẩm.
2.4.Về hoạt động xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại còn chưa được quan tâm đúng so với vị trí của nó, Công ty tham gia hoạt động này còn nặng về tính chất thăm dò, tìm hiểu thị trường, chưa tận dụng một cách triệt để như kết hợp bán hàng và giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác để tiêu thụ ngay trong chương trình quảng bá và giới thiệu sản phẩm.
Thiếu hiểu biết về nhu cầu thị trường, chưa có sự phân đoạn thị trường một cách rõ ràng để tung sản phẩm vào phù hợp với thị hiếu, chưa đi sâu nghiên cứu thị hiếu của khách hàng ở từng thị trường cụ thể như hàng Gốm Sứ, hàng mây tre thích hợp với văn hoá nào, thị trường nào.
Chưa cập nhật thông tin đầy đủ về biến động thị trường thế giới do ảnh hưởng của vấn đề chính trị- xã hội, xung đột sắc tộc.
Công tác nghiên cứu thị trường còn tản mạn, mang tính bị động và thiếu định hướng, khâu tiếp cận khách hàng còn chưa tốt, phụ thuộc quá nhiều vào khách hàng truuyền thống và khách hàng lớn nên nhiều khi còn bị động trước sự thay đổi nhu cầu của phía bạn hàng này.
Vấn đề quảng bá thương hiệu của Công ty còn hạn chế rất lớn, hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty chỉ mang nhãn hiệu của Việt Nam, đôi khi chúng
ta phải mượn thương hiệu nổi tiếng của nhà phân phối để có thể thâm nhập thị trường mới.
Bất kỳ doanh nghiệp nào trong cơ chế kinh tế thị trường cũng phải đối mặt với những khó khăn lớn, cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt hơn, những tồn tại và hạn chế là không tránh khỏi. Điều quan trọng là có thể tìm ra nguyên nhân và khắc phục những điểm yếu đó nhằm đạt được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp.
3.Nguyên nhân của những tồn tại trên
3.1.Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới, đó là các đối thủ có nhiều kinh nghiệm, hàng hoá có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mắt như Trung Quốc, Thái Lan, India, Philippin, Indonêxia,…Hàng thủ công mỹ nghệ của các nước này có mẫu mã và chất lượng tương đối đồng đều, giá cả rất hấp dẫn nên hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã bị cạnh tranh mạnh trên một số thị