Chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty thương mại xây dựng Bạch Đằng potx (Trang 49 - 52)

- Chi sự nghiệp năm trước 161 Chi sự nghiệp năm nay

3. Chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Công ty

3.1. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường nước ngoài

Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động mở rộng thị trường ngoài nước, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng đã phải tự mình tìm hiểu đối tác, tạo lập nguồn hàng, tìm kiếm hợp đồng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Tóm lại là từ khâu ký kết hợp đồng đến kết thúc hợp đồng xuất khẩu đều do các phòng ban trong Công ty có nhiệm vụ thực hiện. Vì vậy, Công ty có thành lập một bộ phận nghiên cứu và dự báo thị

trường riêng biệt để thực hiện chức năng chuyên môn hoá của mình, đó là mảng thị trường của phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. Họ thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu qua đài, báo. mạng Internet, qua các đại lý, chi nhánh của Công ty trong và ngoài nước, hoặc qua những khách hàng quen thuộc, các tổ chức của Nhà nước như Sở Thương mại, Phòng xúc tiến thương mại…Công ty thường xuyên cử các phái đoàn ra nước ngoài để thâm nhập , tìm hiểu thị trường và tạo lập mối quan hệ làm ăn với khách hàng. Mặc dù công tác này rất tốn kém nhưng cho phép Công ty đảm bảo thông tin về thị trường một cách cụ thể và xác thực.

Trên cơ sở đó, Công ty tiến hành sàng lọc, phân tích thông tin, đưa ra những đánh giá và nhu cầu hiện tại của thị trường. Từ đó, ban lãnh đạo và Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty có kế hoạch lập các phương án kinh doanh về số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng cho xuất khẩu.

Dựa trên việc xác định nhu cầu hiện tại kết hợp với công tác dự báo thị trường ( dự báo sức mua, biến động của thị trường…) giúp xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nước ngoài và các nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước, duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài của Công ty. Kết quả kinh doanh hiện tại kết hợp với dự báo về nhu cầu, thị trường xuất khẩu trong tương lai chính là căn cứ để Công ty đề ra các chỉ tiêu kế hoạch năm cho các phòng ban, và các phân xưởng sản xuất.

3.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại

Thị trường là một trong những mắt xích quan trọng để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Vì vậy công tác xúc tiến thương mại là một sự đầu tư có chọn lọc để Công ty đánh bại đối thủ trên các mặt trận trong và ngoài nước. Công ty rất coi trọng việc quảng cáo và chào bán hàng hoá, tìm kiếm khách hàng mới. Cụ thể như Công ty đã thành lập phòng trưng bày hàng mẫu ở các khu đô thị sầm uất như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột. Tại các showrow, Công ty thiết kế trang trí sản phẩm rất khoa học và đẹp mắt, không gian hài hoà thu hút sự chú ý của khách

tham quan, đặc biệt là du khách nước ngoài. Bên cạnh đó, Công ty còn cử những nhân viên có ngoại hình giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ để tiếp xúc và giới thiệu sản phẩm trực tiếp cho du khách. Đó là hình thức quảng bá sản phẩm của Công ty tới những thị trường tiềm năng mà Công ty chưa vươn tới được.

Hàng năm, Công ty còn tổ chức các đoàn cán bộ ra nước ngoài để thâm nhập và tìm kiếm thị trường, tham gia các Hội chợ trong và ngoài nước, để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng, duy trì các thị trường truyền thống, mở rộng thêm các thị trường mới, gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau để tạo một mạng lưới tiêu thụ hàng hoá ổn định. Trong năm 2003, Công ty đã tổ chức 12 phái đoàn đi khảo sát thị trường ngoài nước, tham gia các Hội chợ lớn tại Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hồng Kông, Ai Cập, Singapore, Philippin, tận dụng tối đa các cuộc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ở nhiều nước khác nhau.

Để thâm nhập vào thị trường nước ngoài đầy tiềm năng, ngoài việc tham gia các gian hàng tại các Hội chợ quốc tế Công ty không bỏ qua một cơ hội nào để tiếp cận nguồn đơn đặt hàng, luôn có mặt tại các gian hàng triển lãm, các Hội chợ tiêu dùng trong nước và quốc tế do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hay Bộ Thương mại kết hợp với các tổ chức nước ngoài thực hiện như triển lãm hàng tiêu dùng Nhật Bản của JETRO năm 2000. Ngoài ra, Công ty còn quảng cáo sản phẩm của mình qua báo chí, ấn phẩm, qua mạng Internet.

3.3. Chính sách Marketing

Marketing là mộ

3.4. Chính sách sản phẩm

Công ty chủ chương đa dạng hoá sản phẩm. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty có hàng trăm chủng loạị, với nhiều mẫu mã kiểu dáng, màu sắc phong phú, tạo điều kiện cho khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm ưng ý nhất. Công ty đă quan tâm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu

thị trường và thị hiếu của ngường tiêu dùng. Khi phát hiện ra một xu hướng tiêu dùng đã hình thành trên thị trường hăy lắm bắt được xu hướng tiêu dùng hiện tại, công ty không ngần ngại tung ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu, giá cả và chất lượng .

Với chính sách sản phẩm như vậy, Công ty đã và đang tăng dần kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nâng cao dần sức cạnh tranh của sản phẩm, thu hút ngày một nhiêu hơn đơn đặt hàng từ các nhà phân phối trong và ngoài nước, từ đó tạo điều kiện tốt cho hoạt động xuất khẩu.

3.5. Chính sách giá cả

Mục tiêu của Công ty là lợi nhuận ngày một tăng, mà lợi nhuận luôn luôn tỷ lệ thuận với lượng hàng bán ra. Để duy trì và phát triển được tốc độ tiêu thụ sản phẩm, ngoài việc sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu, Công ty còn thực hiện chính sách giá cả hợp lý, có chế độ đãi ngộ phù hợp với khách hàng mua với khối lượng lớn, hay những nhà phân phối truyền thống của mình

Công ty thực hiện phân biệt đối tượng thị trường và đối tượng khách hàng để có chính sách giá cả phù hợp. Giá cả phải được xây dựng trên cơ sở giá thành sản xuất, giá thành sản xuất phải làm sao thấp đến mức có thể nhất định để giá cả giảm tương đối so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, Công ty phải lấy giá cả là một trong những nhân tố quan trọng để cạnh tranh với sản phẩm khác. Giá cả được so sánh với giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường để đảm bảo giá bán không đi chệch xu hướng của thị trường.

Với chính sách giá cả như trên, Công ty đã làm hài lòng nhiều đối tượng khách hàng cả truyền thống lẫn khách hàng tiềm năng. Trong thời gian tới Công ty cần phát huy lợi thế của mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty thương mại xây dựng Bạch Đằng potx (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)