- Trong quá trình vận hành không tránh khỏi những sự cố bất thƣờng, tuy nhiên công ty thƣờng gặp những sự cố sau:
- Mất điện trong quá trình sản xuất, ngƣng sản xuất.
- Trong quá trình cán nguyên liệu chƣa đều màu, phải cho nguyên liệu vào máy cán lại.
- Sản phảm ra màu không đạt yêu cầu nhƣ: Không đều màu, phải hoàn nguyên trở lại máy đùn.
- Nhiệt độ tại đầu ra của máy đùn trục vít không đạt yêu cầu thì sản phẩm sẽ chậm ra hoặc không ra, do đó ta có thể cung cấp thêm nhiệt tại đầu ra bằng nƣớc nóng.
- Trong quá trình sản xuất thao tác của công nhân không chuẩn nhƣ tạo hình sản phẩm, đóng gói…
Chƣơng 5: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ
Qua 4 tuần thực tập tại Công ty TNHH – SX Mỹ Phẩm Lan Hảo – THORAKAO, tôi có một số nhận xét và đề nghị sau:
- Công ty có những bƣớc tiến mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập kinh tế bằng việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động sản xuất và kinh doanh đem lại hiệu quả cao.
- Công ty dần dần thay thế máy móc truyền thống bằng các dây chuyền sản xuất liên tục, cụ thể là dây chuyền sản xuất xà bông tắm năng suất 300kg/h.
- Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm đã khẳng định tên tuổi của Công ty trên thị nhƣ các sản phẩm chiết xuất từ củ nghệ, Công ty không ngừng phát triển nghiên cứu tạo ra những dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.
- Công ty không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng, phát triển thị phần trên toàn thế giới. Tính đến nay các sản phẩm mỹ phẩm của công ty đã có mặt trên 20 quốc gia trên thế giới.
- Hƣớng phát triển của Công ty là tạo ra những dòng sản phẩm chiết xuất từ dƣợc thảo thiên nhiên dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có trong nƣớc, vừa có tính trị liệu, làm đẹp cao, lại an toàn với con ngƣời, thân thiện với môi trƣờng.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, công ty còn có một số khó khăn lớn:
- THORAKAO là một công ty mỹ phẩm có tên tuổi trong nƣớc, nhƣng phần lớn các sản phẩm của công ty phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
- Giá thành sản phẩm chƣa thể cạnh tranh đƣợc với các sản phẩm của những tập đoàn lớn nhƣ Unilever, P&G, LG Vina, Kao… nguyên nhân là nguồn nguyên liệu trong sản xuất của công ty phải nhập khẩu lên đến 85% nên đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
- Tuy có dây chuyền sản xuất xà bông hiện đại, nhƣng công nghệ sản xuất xà bông của công ty mới chỉ ở mức độ hoàn tất sản phẩm (sử dụng xà bông nền nhập khẩu làm nguyên liệu chính).
Công ty nên tiếp tục phát huy thế mạnh của mình với những sản phẩm chiết xuất dƣợc thảo. Hiện nay chỉ có dòng sản phẩm chiết xuất từ nghệ của Công ty chiếm thị phần lớn trên thị trƣờng nội địa. Tôi xin có một số đề nghị sau:
- Công ty cần đa dạng hóa sản phẩm với những dòng sản phẩm dƣỡng da chiết xuất thảo dƣợc độc đáo khác nhƣ: dầu bơ (avocado oil), lô hội (aloe vera) dầu gấc, dầu cám gạo… vào các sản phẩm kem dƣỡng da, sữa tắm, xà bông tắm, lotion dƣỡng ẩm…
- Công ty nên hạn chế và dần thay thế các thành phần diệt khuẩn kháng sinh, hóa học bằng tinh dầu thiên nhiên nhƣ: tinh dầu gừng, tinh dầu sả, tinh dầu họ citrus (cam, chanh, bƣởi), tinh dầu trà xanh, bạc hà… sẽ tạo nên nét đặc biệt độc đáo của sản phẩm.
- Công ty cần đầu tƣ nhiều hơn cho công tác marketing, đem sản phẩm của Công ty và thƣơng hiệu THORAKAO đến với nhiều tầng lớp tiêu dùng trong và ngoài nƣớc.
- Đầu tƣ phát triển phòng R&D, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển những dòng sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu làm đẹp của thời đại. Cần phát triển những dòng sản phẩm có tính độc đáo, đánh vào thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Theo đó xu hƣớng làm đẹp trong thế kỷ 21 là: nhanh, an toàn, thân thiện với môi trƣờng, giá cả phải chăng. Đặc biệt ngƣời tiêu dùng bắt đầu quan tâm nhiều đến những thành phần hóa học của các chất trong mỹ phẩm nhƣ chất bảo quản, chất diệt khuẩn, tẩy trang… và đó là cơ hội để các công ty sản xuất mỹ phẩm tạo nên sự khác biệt cho dòng sản phẩm của mình.
KẾT LUẬN
Do hạn chế về thời gian thực tập nên em chỉ tìm hiểu tổng quan về nhà máy và đi sâu vào công nghệ phân xƣởng sản xuất xà bông cục. Tại phân xƣởng sản xuất xà bông cục, em đã đƣợc tìm hiểu thực tế quy trình công nghệ sản xuất xà bông cục và tiếp xúc với tất cả các loại máy móc trong dây chuyền với các loại: máy trộn, máy cán 3 trục, máy ép đùn chân không,… nơi đây thực sự là môi trƣờng tốt cho những sinh viên ngành công nghệ hóa tìm hiểu và nâng cao kiến thức, đồng thời tiếp cận đƣợc với thực tế sản xuất.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, vấn đề đặt ra cho Công ty là không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến kỹ thuật và tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có để đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.
Báo cáo này đƣợc viết nên từ những kiến thức mà em đã tìm hiểu đƣợc trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo – THORAKAO. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, nên trong quá trình thực thực tập và hoàn thành báo cáo khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp, chỉ dẫn của các thầy cô để tích lũy thêm những kiến thức và kinh nghiệm trong thực tế.
Để hoàn thành tập báo cáo này em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị trong nhà máy, đặc biệt là các anh, chị phòng QC và khối văn phòng. Em xin chân thành cám ơn và kính chúc các cô, chú, anh chị trong công ty lời chúc sức khỏe và thành đạt.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Thị Việt Hà và các thầy cô trong bộ môn hóa hữu cơ cùng các bạn bè đã hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Vƣơng Ngọc Chính, Hương liệu mỹ phẩm(2005), NXB Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
[2]. Louis Hồ Tấn Tài, Các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân(1999),
NXB Dunod, Pháp.
[3]. Catalogue Công ty THHH – SX Mỹ Phẩm Lan Hảo – Thorakao [4]. Một số tài liệu do công ty Thorakao cung cấp.