Kiểm tra tính năng kháng khuẩn và diệt khuẩn của xà bông

Một phần của tài liệu công nghệ sản xuất xà bông cục (Trang 33)

Kiểm tra tính năng diệt khuẩn của xà bông: Xà bông phải diệt đƣợc trên 99% vi khuẩn có hại trên da nhƣ: E.Coli, Staphylococcus, streptococcus aureus và các vi sinh vật hiếu khí.

Công ty sử dụng 2 phƣơng pháp cơ bản để kiểm tra tính năng diệt khuẩn của xà bông:

Kiểm tra tính năng diệt khuẩn - BCT test (Bacterial Contact time)

Cho một số lƣợng nhất định các vi sinh vật vào dung dịch xà bông để nghiên cứu, sau đó mẫu đƣợc lấy sau các quãng thời gian đều đặn (cứ 15 giây thử một lần) đem quan sát dƣới kính hiển vi và đếm số vi sinh vật còn sống sót theo thời gian.

Kiểm tra tính năng chống khuẩn - Kiểm nghiệm bằng dấu tay:

Vì chất diệt khuẩn trong xà bông còn hấp phụ lại trên da sau khi tắm rửa. Do đó sản phẩm chống vi khuẩn kết tụ này sẽ ngăn cản sự tăng trƣởng của vi khuẩn chứa trong các lỗ chân lông, nan lông, cũng nhƣ các vi khuẩn nhiễm qua tiếp xúc từ môi trƣờng bên ngoài.

Trong kiểm nghiệm này, sau khi rửa tay bằng xà bông, các ngón tay đƣợc quan sát dƣới kính hiển vi để kiểm tra số lƣợng các vi khuẩn, sau đó tiếp xúc với một loại gel chứa vi khuẩn chọn lọc. Sự ngăn cản các vi khuẩn tăng trƣởng ở điểm tiếp xúc của các ngón tay cho thấy sự tồn đọng của sản phẩm xà bông diệt khuẩn trên đó.

3.4.4. Các thông số tiêu chuẩn kiểm tra chất lƣợng xà bông

Bảng 3.4.4: Các thông số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng xà bông cục

Acid béo tổng cộng < 80%

Kiềm tự do < 0,05%

Clor (NaCl) < 1%

Chất béo không Savon hóa < 0,5% Chất không tan trong etanol < 2,5% Độ ẩm xà phòng sau khi sấy chân không < 3%

Chƣơng 4: THIẾT BỊ – MÁY MÓC 4.1. Sơ đồ bố trí thiết bị - máy móc chính:

Hình 4.1.1: Sơ đồ khối thiết bị máy

Theo sơ đồ trên, một dây chuyền sản xuất xà bông gồm ít 6 thiết bị - máy móc chính làm việc liên tục hoặc gián đoạn, nguyên liệu đƣợc cung cấp cho các máy thông qua công nhân hoặc các băng tải. Hiện tại Công ty Thorakao đang vận hành một dây chuyền sản xuất xà bông cục hiệu Jagdish với năng suất 300kg/h đƣợc nhập khẩu từ Ấn Độ.

Máy trộn nguyên liệu Máy cán Máy đùn trục

Máy cắt

Đóng gói sản phẩm Máy dập khuôn

Hình 4.1.2: Sơ đồ bố trí móc móc trong dây chuyền sản xuất xà bông cục

1: Thùng chứa hạt xà bông (pellet storage bin)

2: Van quay (Rotary valve) 3: Máy trộn (Mixer)

4: Máy lóng cặn (Defecator 5,7,10: Băng tải (Conveyer)

6: Máy cán 3 trục (Three Roll mill) 8: Hệ thống làm mát bằng nước (Water chiller)

9: (holddown strip machine) 11: Máy đùn trục (plodder) 12: Băng tải (Belt conveyer)

13: Hệ thống làm lạnh (freezing group)

14: Máy dập hình nổi (stamping machine)

Hình 4.1.3: Bố trí thiết bị trong nhà máy sản xuất xà bông cục tại công ty Thorakao

4.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị chính:

4.2.1. Máy trộn:

Cấu tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thân thiết bị trộn là thùng nằm ngang đƣợc làm bằng Inox quay nhờ motor và bộ xích.

- Trong thùng trộn có hai trục trộn , trên mỗi trục trộn đƣợc gắn các cánh trộn có độ lệch 90 .

- Máy có cửa nạp nguyên liệu và tháo liệu. Hoạt động

- Hai trục quay ngƣợc chiều nhau và có thể điều chỉnh đƣợc tốc độ quay.

- Khi ta cho dòng điện 3 pha vào động cơ thì động cơ quay kéo theo bộ giảm tốc quay theo, khi đó thùng sẽ trộn cho tới khi nguyên liệu đều với các chất phụ gia, khoảng 30 phút, mỗi lần trộn khoảng 300kg nguyên liệu.

Các thông số chủ yếu của thiết bị

- Đặc điểm: dùng để trộn xà bông, bột, hóa chất và sản phẩm - Kích thƣớc : 2.1 m x 1.8m x 1.2m

- Công suất điện lắp đặt: 10 Hp = 7457 (W) - Công suất điện tiêu thụ thực tế: 6000 (W) - Khối lƣợng khoảng 800(kg)

- Thể tích thùng quay : 350dm3

- Động cơ có công suất: P= 404(KW), điện áp 380 (V) tần số 50(Hz), 250(vòng/phút)

- Bộ giảm tốc 1/10 vòng /phút Cách vận hành:

- Cho sản phẩm vào thùng đúng theo qui định một lƣợng khoảng 300Kg

- Cài chặt nắp thùng lại và mở chốt hảm thùng

- Bật điện cung cấp cho máy , bấm "ON"cho máy quay và tự động đổi chiều

- Thời gian trộn theo đúng qui trinh sản xuất cho từng loại sản phẩm - Bấm nút "OFF"cho máy dừng cài hãm thùng cho chắc chắn

- Mở cửa lấy sản phẩm qua khâu tiếp theo

- Thời gian trộn qui định là 30 phút khối lƣợng trộn mỗi mẻ là 300kg.

4.2.2. Máy Cán

Nhiệm vụ :

Thiết bị cán có nhiệm vụ cán những hạt nguyên liệu xà bông đã đƣợc nhào trộn thành lá có độ dày mỏng thích hợp theo yêu cầu kỹ thuật và độ màu rất đều .

Cấu tạo

Hình 4.2.2: S-Type Toilet Soap Three-Roll Grinders

Hình 4.2.3: Nguyên lý hoạt động của máy nghiền 3 trục

Hệ thống máy cán gồm 3 trục, cán hoạt động theo nguyên tắc chuyển động ngƣợc chiều nhau và trục có 3 đuờng kính bằng nhau là D nhƣng tốc độ quay thì khác nhau N1, N2 & N với N2 gần sản phẩm, N1 ở giữa và N khi cho khi cho nguyên liệu vào với N2 =280v/ p, N1= 140v/p, N= 30v/p.

Các trục cán đƣợc đặt trong một khung cứng, song song và quay trong các ô lăn, nhƣ vậy có thể đƣợc độ chính xác phù hợp.

Các trục cán đều cách nhau một khoảng cách, nhƣ vậy khe hở trục cán có thể xác định một cách chính xác.

Máy cán đƣợc làm nguội bằng nƣớc lạnh vì sự cán gây ra ma sát giữ trục cán và xà bông, sinh nhiệt làm tăng nhiệt độ của xà bông. Hệ thống làm mát sẽ cung cấp nƣớc lạnh chuyển động trong mỗi trục nhằm làm mát hệ thống.

Các trục chuyển động nhờ các mortor điện 3 pha qua bộ giảm tốc và thông qua cơ cấu chuyển động xích, 1 chiều vô cấp thông qua cơ cấu truyền động.

Trục cán chịu tải trọng uốn lớn do đó chúng cần thiết phải có sự đàn hồi và vỏ cứng, mặt khác cũng cần phải tạo cho chúng bề mặt có độ bào mòn tốt. Phần lớn các trục cán đƣợc chế tạo bằng thép đúc hoặc sử dụng các trục cán bằng thép. Độ cứng bề mặt cần thiết khoảng 500 ÷ 550Hb. Độ nhám bề mặt phụ thuộc vào yêu cầu: 0.01 ÷ 0.1mm.

Trong quá trình làm việc trên các trục cán xuất hiện những lực khá lớn , nhƣ vậy các trục cán sẽ bị uốn cong và do đó các kích thƣớc của sản phẩm sẽ bị thay đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thông số kỹ thuật của thiết bị :

Máy cán có 1 mortor chính nằm ở cán thô và cán tinh có công suất 15Hp, qua hệ thống xích truyền động có hộp giảm tốc 1/10 để điều chỉnh tốc độ thích hợp và 380(v), 50 Hf 2800v/p.

Cách vận hành :

Nguyên vật liệu sau khi trộn đƣợc đƣa vào khe trục cán sẽ dính lên trục cán có tốc độ đƣợc điều chỉnh thích hợp và nhƣ thế nó đƣợc đƣa vào khe tiếp theo . Đối với nguyên vật liệu dùng làm xà bông thì quá trình cán đƣợc lập lại khoảng 3 đến 4 lần để tiếp tục trộn nhuyễn và đồng nhất các nguyên phụ liệu đã qua quá

trình trộn sản phẩm cán đƣợc tạo thành từng màng mỏng có độ dày mỏng thích hợp theo yêu cầu kỹ thuật.

4.2.3. Máy đùn trục:

Hình 4.2.3.1: Máy đùn trục chân không XT-500 XT-800 vacuum plodder

Hình 4.2.3.2: Máy đùn trục cơ cổ điển

4.2.3.1. Cấu tạo máy

- Kích thuớc : 2m x 1.4m x 1.6m - Động cơ máy: 3 pha 3

- 80(v), 50Hf, N= 1400v/p, 746 (W) - Bộ giảm tốc: 1/10 v/p

- Độ chân không 4at Cấu tạo xylanh

Xylanh kết hợp với vít xoắn tạo thành cụm xylanh vít xoắn làm dẻo hóa nguyên liệu trong quá trình gia công . Đây là bộ phận quan trọng của máy đùn.

- Để đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật, xylanh bao giờ cũng có 2 phần: - Phần nòng xylanh làm bằng thép có độ cứng cao, vật liệu làm nòng

xylanh phải cứng hơn vật liệu làm trục xylanh, phần này thƣờng dày từ 10 đến 15mm.

- Phần thân xylanh dày hơn phần nòng xylanh, đƣợc làm bằng thép chịu nhiệt và chịu ăn mòn hóa học phát sinh trong quá trình gia công. - Khi chế tạo xylanh ngƣời ta đặc biệt quan tâm đến độ ổn định nhiệt. Máng (phễu) nhập liệu:

Có kích thƣớc 1Dx 2D có kèm theo tấm đóng mở cửa để điều chỉnh lƣợng nguyên liệu vào xylanh (D: đƣờng kính trục vít )

Ở phần này cung cấp nguyên liệu nhằm tăng năng suất cho máy đùn ngƣời ta chỉ tạo một số răng trong xylanh, các răng này có nhiệm vụ ngăn cản sự quay quẩn của nguyên liệu, để các cánh vít có tác dụng đẩy tốt hơn, trục vít phải đƣợc làm nguội tốt trong quá trình đùn để tránh sự sinh nhiệt gây chảy nhão sản phẩm.

Cấu tạo trục vít:

Trục vít: đây là bộ phận riêng của máy quay trong xylanh, nhiệm vụ của trục vít là tiếp nhận nguyên liệu, tải nguyên liệu tạo ma sát trƣợt để trộn và nén

qua đầu tạo hình, từ khi nhập liệu di chuyển dần đến đầu tạo hình vít xoắn cần một hệ số nén lớn để vật liệu di chuyển trong các rảnh vít.

Thông thƣờng trục vít đƣợc chế tạo bằng thép không rỉ, hệ số ma sát nguyên liệu lên bề mặt trục vít nhỏ, để đảm bảo năng suất cao thì hệ số ma sát nguyên liệu vật liệu trên trục vít bé hơn hệ số ma sát của vật liệu trên thành xylanh.

Khoang chân không:

Khoang chân không là một buồng trống, nối giữa trục sơ cấp và trục đùn thứ cấp của máy, bên trong đƣợc hút chân không.

Khoang chân không có tác dụng tạo ra áp suất chân không giúp loại bỏ ẩm và bọt khí liên tục ra khỏi sợi nguyên liệu đùn, giúp đảm bảo sản phẩm có độ rắn chắc, độ ẩm luôn ở mức thấp nhất (3%).

Bộ phận cấp nhiệt và giải nhiệt  Cung cấp nhiệt :

- Để cung cấp nhiệt cho xylanh trong quá trình gia công có thể sử dụng đầu gia nhiệt, hơi quá nhiệt, nhiệt điện (điện trở).

- Nhiệt trên xylanh đƣợc phân bố theo vùng nén ép định lƣợng và cụm tạo thành, còn phần cấp liệu không cần cấp nhiệt.

- Hệ thống gia nhiệt phải có khả năng đạt nhanh mọi mong muốn và phải đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ và và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.

 Làm mát xylanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự làm mát xy lanh rất cần thiết để giảm nhiệt độ tránh sự sự quá nhiệt nhất là do ma sát.

- Ngƣời ta có thể làm mát xylanh bằng nƣớc và không khí.

- Làm nguội bằng nƣớc thƣờng đƣợc bố trí ở vùng cấp liệu để tránh hiện tƣợng nguyên liệu bám vào thành phểu hoặc bám trục vít. Dùng

nƣớc làm mát thƣờng có van để khống chế lƣợng nƣớc và đƣờng ống nƣớc đƣợc chế tạo là một đƣờng ống xoắn ốc quanh xylanh.

Đầu phân phối và lƣới lọc

Đầu phân phối đƣợc đặc ở giữa đầu vít xoắn và đầu định hình, đĩa phân phối thƣờng làm bằng thép có khoan lổ tròn có D= 6mm trên bề mặt, lƣới lọc tựa vào nó là loại thép không rỉ, lƣới lọc sẽ làm tăng trở lực áp suất máy nên nó giúp cho quá trình ép nén tốt hơn. Trong sản xuất khi áp lực phần đầu vít xoắn tăng lên, trƣờng hợp này lƣới lọc bị nghẽn do bẩn, phải tháo lƣới lọc ra và thay lƣới lọc khác, có trƣờng hợp sản xuất ngƣời ta thiết kế 2 cụm phân phối dòng và lƣới lọc, để có thể thay đổi dễ dàng mà không cần phải dừng máy khi đang sản xuất.

Đầu phân phối và lƣới lọc sẽ làm tăng sức cản của dòng chảy nên tăng tỉ lệ nén ép của vật liệu, từ đó ta muốn điều chỉnh tỷ lệ nén ép thì còn có giải pháp là thay đổi tiết diện tạo ra dòng cản, đảm bảo tỷ lệ nén ép phù hợp nhất cho sản phẩm cần gia công.

Đầu định hình

Đầu định hình giúp cho nguyên vật liệu có hình côn khi qua máy đùn, là một bộ phận quan trọng nhất trong sản xuất vì nó liên quan rất lớn đến chất lƣợng sản phẩm.

4.2.3.2. Nguyên tắc hoạt động của máy đùn trục

Do có nguồn nhiệt cung cấp làm nóng vật liệu, nhờ chuyển động của trục vít tăng khả năng trộn đồng đều giữa phụ gia và nguyên liệu, đƣa vật liệu vào tới giới hạn gia công.

Mức độ hình thành áp lực trong xylanh tùy thuộc vào cấu trúc của trục vít, bƣớc vít và việc tính toán chiều sâu rãnh vít. Ngoài ra áp lực tạo ra trong xylanh còn phụ thuộc vào độ lớn của moment quay, mức độ dòng chảy, khe hở giữa trục vít và xylanh sức cản của dòng chảy.

4.2.3.3. Một số thông số quan trọng của máy đùn trục Trục vít: Tỷ lệ L/D

- L/D= chiều dài trục vít/ đuờng kính trục vít - L/D thƣờng từ 16- 36 tùy theo vật liệu

Trục vít ngắn chất lƣợng trộn kém, năng suất kém, xà phòng hóa không ổn. Trong khi đó trục vít dài có chất lƣợng tốt hơn dễ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Nhƣng trục vít dài có độ bền của trục vít yếu hơn và giá thành cao hơn.

Tỷ lệ nén ép:

Tỷ lệ nén ép: Là tỷ số giữa thể tích 1 bƣớc vít phần cấp liệu với thể tích 1 bƣớc vít phần định lƣợng

Tỷ lệ nén ép = vcl/ vdl = H1/H2

- H1: chiều sâu răng phần cấp liệu - H2: chiều sâu răng phần định lƣợng

Tỷ lệ nén ép quá nhỏ thì sản phẩm không có kết cấu chặt chẽ, bề mặt sản phẩm kém bóng, có thể tồn tại bóng khí. Tỷ lệ nén ép càng lớn thì sản phẩm kết cấu chặt chẽ và sản phẩm có độ bóng cao xong tỷ lệ nén ép quá lớn sẽ gây tồn tại ứng suất dƣ nhiều gây hiện tƣợng sản phẩm có thể sẽ bị rạn nứt, các răng của trục vít chịu áp suất lớn có thể bị hƣ hỏng . Bảng 4.2.3.Bảng thiết kế một số trục vít phổ biến: D 32 45 60 90 120 150 H 4 6 8-10 16-18 22-25 30-35 - Bƣớc răng cánh vít: A = 0.8: 1.2D - Bề dày cánh vít : B = 0.1D - Đƣờng kính lõi vít : Do = D - 2H

Mặt bên cánh vít: thƣờng vuông góc với trục vít là thích hợp nhất nhƣng phần tiếp giáp với chân của mặt bên vít với đƣờng kính của lõi trục phải có góc lƣợn để tăng độ bền vững cho vít .

Góc nghiêng cánh vít: hƣớng nghiêng có thể từ trái sang phải

Khe hở giữa xylanh và vít xoắn: nhằm làm giảm dòng nguyên liệu chảy ngƣợc và cà sát giữa vít xoắn với xylanh. Thông thƣờng khe hở L = 0.003D

Số gân cánh trục vít: là khoảng cách các ô trống trên trục vít tính cho một bƣớc vít. Trục vít có thể có nhiều gân nhƣng giá thành cao.

Vận tốc trục vít

Vận tốc trục vít liên quan đến áp suất nguyên liệu trong xy lanh, sản lƣợng mức độ trộn, mức độ nén (vận tốc trục vít càng cao thì nhiệt độ càng cao do nhiệt ma sát ). Vì vậy việc cài đặt tốc độ trục vít là rất quan trọng phải đảm bảo đƣợc quá trình xà phòng hóa, năng suất cao, vật liệu không bị phân hủy do qua nhiệt

Nhiệt độ:

Do chuyển động của dòng sản phẩm đi lên phía trƣớc nên ma sát của vật liệu đối với trục vít phải cao hơn vật liệu đối với xylanh, do đó phải tạo sự khác biệt nhiệt độ giữa trục vít và xylanh, nên thông thƣờng phải làm nguội cho trục vít trong quá trình gia công để gây sai biệt độ. Nên thông thƣờng phải làm nguội trục vít ở phần nhập liệu, nhƣ vậy nó ảnh hƣởng đến năng suất, hiệu quả gia công và hao phí nhiệt lƣợng.

Vật liệu làm trục vít

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu công nghệ sản xuất xà bông cục (Trang 33)