Những hạn chế của báo chí công dân

Một phần của tài liệu Xu hướng chung của báo chí thế giới (Trang 26 - 29)

8. Báo chí công dân

8.3 Những hạn chế của báo chí công dân

Mặc dù báo chí công dân có khả năng đem đến những thông tin độc, hấp dẫn và khách quan ở một góc độ nào đó, nhưng bên cạnh đó báo chí công dân cũng có những hạn chế và điểm yếu. Điều đáng nói đầu tiên đó là độ tin cậy báo chí của các “nhà báo công dân” rất khó kiểm chứng, đặc biệt là yếu tố chủ quan của người thông tin rất cao. Vì thế, việc xã hội hoá báo chí theo kiểu này đôi khi là “con dao 2 lưỡi” đối với các tờ báo thiếu biên tập viên và tỉnh táo có tay nghề cao và nhạy cảm với “thời tiết thông tin”. Cuối năm 2006 vừa qua có một tờ báo ở bị “rút phép Thông Công” vì đã quá lạm dụng ý kiến người dân như vậy. Không phải công dân nào cũng đưa ra được những thông tin chính xác, có thể đó chỉ là những nhận định chủ quan vô căn cứ của họ, hay như vì một mục đích cá nhân họ sẵn sàng gửi đến các tòa soạn những thông tin sai lệch… điều đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng khi thông tin được đăng và thông tin tới cho toàn bộ công chúng.

Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan báo chí cần thiết phải có một bộ phận biên tập viên có đủ năng lực để xác nhận và kiểm chứng các thông tin do độc giả mang tới.

Ở Việt Nam , blog phát triển muộn nhưng tốc độ phát triển cực nhanh đặc biệt

nó cũng đã đặt ra những vấn đề đáng lưu tâm ở khía cạnh quản lý, dư luận xã hội, văn hóa mạng…

Ngày nay, công chúng không chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận sản phẩm báo chí mà còn có thể tham gia vào quá trình sản xuất thông tin. Trào lưu “báo chí công dân” đã thể hiện rằng báo chí và nền dân chủ phải kết hợp với nhau để cùng tồn tại. Trong tương lai, các cơ quan báo chí và các nhà báo công dân sẽ sự liên kết với nhau để tạo nên một xã hội thông tin đa chiều

9. Tiểu kết

Qua một vài đặc điểm của báo chí thế giới trên đây ta thấy rằng toàn cầu hóa thông tin đã buộc người ta phải xét lại và hiện đại hóa các chiến lược của cộng đồng thế giới trong lĩnh vực phổ biến thông tin. Việc kết hợp thông tin toàn cầu và “lợi ích khu vực” sẽ làm cho hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng có hiệu quả hơn và có hiệu lực hơn, xét trên góc độ hình thành công luận và điều khiển công luận. Vẫn tiếp tục trở nên sâu hơn hố ngăn cách giữa các quốc gia “giàu” và những quốc gia “nghèo”, tạo ra mối đe dọa thực tế đối với các quyền cơ bản và quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Đang xuất hiện mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa báo chí và kinh tế. Trong những năm gần đây đã có sự thay đổi trong cấu trúc. Vai trò ngày càng lớn thuộc về quảng cáo – nguồn thu tài chính chủ yếu của các cơ quan báo chí. Ở nhiều quốc gia, nhà nước tài trợ cho các phương tiện thông tin đại chúng một cách trực tiếp và gián tiếp: dành cho những ưu đãi khác nhau, các khoản trợ cấp, các đơn đặt hàng về quảng cáo cho chính phủ… quá trình các phương tiện thông tin đại chúng sáp nhập vào các tập đoàn công nghiệp – tài chính đã cho phép đạt được sự ổn định về tài chính cho các phương tiện thông tin đại chúng.

Quá trình phân định và chuyên môn hóa báo chí tạo điều kiện nâng cao năng lực hiệu quả của hoạt động báo chí, đài phát thanh, truyền hình, sử dụng có hiệu quả cao nhất các phương tiện hiện có.

Trong số những thay đổi trong hoạt động báo chí ở nước ngoài, có thể kể ra một số khuynh hướng báo chí, trong đó có các khuynh hướng báo chí “nhân dân”, báo chí tiêu dùng, báo chí nghiên cứu, báo chí điều tra… các khuynh hướng ấy nhằm nâng cao chất lượng bài vở, các chương trình phát thanh truyền hình. Đồng thời những khuynh hướng đó cũng phản ánh các đòi hỏi của thị trường. Thị trường ngày càng ảnh hưởng đến báo chí.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng căn bản đến các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay, đến các hình thức và phương pháp hoạt động của các nhà báo. Nhà nước tăng cường vai trò của mình. Chính sách của nhà nước cũng có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của các loại hình thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu Xu hướng chung của báo chí thế giới (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w