Xã hội hóa truyền hình

Một phần của tài liệu Xu hướng chung của báo chí thế giới (Trang 84 - 89)

- Kết hợp giữa thông tin đời thường, thông tin giải trí và thông tin chiến đấu

b. Xã hội hóa truyền hình

Xã hội hóa (XHH) truyền hình (TH) manh nha tại Việt Nam từ gần chục năm trước. Hai năm trở lại đây đã cho những kết quả đáng mừng và hiện đang trở thành vấn đề thời sự nhất trong làng TH cả nước. Mặc dù vậy, cho đến nay XHH TH vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, nước ta thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Cũng từ đó, nhiều lĩnh vực không còn bó hẹp trong sự hoạch định của Nhà nước mà được phát triển theo quy luật cung – cầu. Càng ngày chúng ta càng thừa nhận tính đúng đắn của sự chuyển đổi ấy. Cùng

với quá trình này, khái niệm XHH không còn xa lạ. Nó đã được hiểu là “làm cho mang tính xã hội” hay “huy động toàn xã hội tham gia”.

Cũng mang nghĩa này, XHH TH chính là "sự tham gia vào quá trình sản xuất

chương trình từ bên ngoài ngành TH". Điều đó có nghĩa là trong các khâu sản xuất,

hình thành tác phẩm của một chương trình TH, có sự tham gia của một hoặc nhiều đơn vị, cơ quan không thuộc nhà Đài. Định nghĩa này đã được ông Trần Đăng Tuấn - Phó Tổng giám đốc thường trực Đài TH Việt Nam khẳng định tại Liên hoan truyền

hình toàn quốc lần thứ 25 (Nha Trang – Khánh Hòa).

"Bản chất của xã hội hoá không phải là vì tiền, mà là việc lôi kéo nhiều đơn vị, tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất chương trình, nhằm giảm tải cho nhà Đài cũng như tạo ra hiệu quả tốt nhất cho các chương trình truyền hình. Và nó sẽ thu hút đựơc sự quan tâm và ủng hộ của công chúng". - Trần Đăng Tuấn (Phó TGĐ thường trực VTV)

Mang nội hàm đó, khái niệm XHH TH đã hàm chứa trong nó cả mục tiêu xây dựng một nền TH hiện đại nhờ phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội. Đây cũng là con đường để việc sản xuất các chương trình TH đi theo hướng chuyên môn hóa, chất lượng và năng suất cao hơn.

Nhận định tính đúng đắn của hướng đi này, chủ trương xã hội hóa truyền hình được Nhà nước ta hoàn toàn khuyến khích. Thậm chí, nhằm đẩy nhanh quá trình xã hội hóa, Đài truyền hình Việt Nam đã được giao nhiệm vụ là đơn vị chủ chốt thực hiện nhiệm vụ này.

Được quan tâm và tạo điều kiện đến thế, nhưng XHH TH đến nay vẫn chưa đạt tiến độ như lẽ ra phải có được. Không phải bỗng dưng mà XHH TH trở thành chủ đề được bàn đến tại hai liên hoan TH Toàn quốc liên tiếp (2006 và 2007). Những người làm TH hẳn cũng đã ý thức được sự hấp dẫn của vấn đề khi quyết định tổ chức các hội thảo mở rộng trong khuôn khổ của ngày hội TH lớn nhất cả nước. Điều này chứng tỏ vấn đề XHH TH đang rất được quan tâm. Và thực tế thậm chí còn “nóng” hơn họ tưởng.

Rất nhiều giám đốc các công ty truyền thông và cả những người đang có ý định tham gia sản xuất chương trình TH đã bay từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh để tham dự hội thảo. Không khí sôi động, sự quan tâm và số lượng các câu hỏi xung quanh việc XHH TH đã khiến nhà báo Tạ Bích Loan (lúc đó là Phó trưởng ban Thể thao Giải trí – Thông tin, Kinh tế - Đài THVN) phải ngạc nhiên: “Không ngờ không khí

sản xuất từ ngoài Đài lại sôi động đến thế!”.

Đón đầu xu hướng XHH, các công ty truyền thông ra đời ngày càng nhiều. Họ mạnh dạn trong đầu tư, năng động trong cơ cấu và hoạt động, nên quan tâm đến XHH TH là đương nhiên. Không chờ đợi một cách thụ động, nhiều đơn vị đến gõ cửa nhà đài chào bán chương trình, đăng ký sản xuất, nhận mời tài trợ... Đáng tiếc là chính các nhà Đài – những người giữ vai trò quản lý lại đang rơi vào thế bị động.

Không có nghĩa là không thể làm gì trước sự chủ động của các công ty sản xuất tư nhân đang ngày càng chuyên nghiệp. Mà sự bị động của các nhà đài thể hiện ở chỗ, trong vai trò người tổ chức thực hiện nhưng họ không đưa ra được những phương thức hợp tác phù hợp để khuyến khích cả hai. Mỗi đài một kiểu, vẫn tiếp nhận sự tham gia của các đơn vị bên ngoài, nhưng cách thức hợp tác của họ đang khiến các đơn vị ngoài đài mệt mỏi.

Chủ trương của Nhà nước là tổ chức các đơn vị ngoài đài tham gia vào quá trình sản xuất để chuyên môn hóa nền TH và giảm tải cho các đài trước sức ép tăng thời lượng phát sóng, vì mục tiêu cuối cùng là phục vụ khán giả tốt hơn. Nhưng trên thực tế, các nhà Đài chưa khai thác được sức mạnh của đội quân ngày càng đông đảo và luôn trong tư thế sẵn sàng này. Ngược lại, sự chần chừ, bị động của họ đang làm nảy sinh hàng loạt vấn đề trong công tác quản lý và quy hoạch TH, làm giảm hiệu qủa của một chủ trương hoàn toàn tích cực.

CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN

Báo chí là một kênh thông tin quan trọng, hằng ngày, hằng giờ cung cấp thông tin cho công chúng. Là một người đóng vai trò đem đến cái mới cho công chúng, báo chí luôn phải tự hoàn thiện mình để phát triển. Từ buổi đầu ra đời cho đến nay, báo chí trải qua nhiều xu hướng khác nhau để phát triển. Một xu hướng cũ qua đi thì một xu hướng khác, mới hơn, tiến bộ hơn lại hình thành. Trong giai đoạn toàn cầu hóa thông tin ngày nay, vũ khí quan trọng nhất chính là thông tin, kiểm soát và tận dụng hiệu quả của thông tin thì quốc gia đó sẽ tạo dựng được chỗ đứng cho mình trên trường quốc tế.

Qúa trình thương mại hóa báo chí và hình thành các tập đoàn báo chí vẫn tiếp tục phát triển. Báo chí ngày nay sống nhờ nguồn thu từ quảng cáo. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí đá tự đổi mới và biến mình thành như một tập đoàn kinh tế, không chỉ hoạt động trong lĩnh vực báo chí mà còn lấn sân sang các hình thức kinh doanh khác. Xu hướng thương mại hóa báo chí còn đặt ra thách thức đối với người làm báo đó là: làm thế nào để không bị đồng tiền chi phối tin tức… nhưng xem ra vấn đề này rất nan giải.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các tờ báo đã biến cơ quan báo chí của mình thành một tờ báo đa phương tiện. Một tờ báo in giờ không đơn thuẩn chỉ khai thác mỗi mảng báo in nữa mà đã phát triển các website đi kèm. Trên đó không chỉ đăng các bài báo đã in trên báo in mà còn cập nhật những tin mới, đăng tải clip hay các chương trình phát thanh online. Thông tin dưới nhiều hình thức sẽ giúp cho khán giả có nhiều lựa chọn cho mình.

Báo chí công dân phát triển vừa góp phần đa dạng thông tin vừa cạnh tranh với báo chí chính thống. Cái nhìn khách quan của khán giả sẽ tạo ra được nhiều chi tiết hay, không bị ép buộc và lệ thuộc vào sức ép nào. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi mỗi người cần phải có con mắt tinh tường để không bị ảnh hưởng bởi những thông tin thiếu chính xác, hoặc vì mưu đồ riêng.

Nền báo chí Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền báo chí thế giới. Mặc dù còn nhiều yếu kém nhưng báo chí Việt Nam đã đạt được những bước đi đáng kể. Với việc đang tìm ra những bước đi thích hợp để phát triển, trong tương lai báo chí Việt Nam sẽ tạo lập được vị thế cho mình.

Một phần của tài liệu Xu hướng chung của báo chí thế giới (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w