4 CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ SINH TỔNG HỢP LACCASE CỦA FNA
4.2.2 Ảnh hưởng của nồng độ glucose
Để tìm hiểu chủng FNA1 chuyển hóa chất độc theo cơ chế nào, đồng trao đổi chất hay sử dụng DDT làm nguồn carbon và năng lƣợng duy nhất, glucose đã đƣợc sử dụng để thực hiện nghiên cứu này. Sau 5 ngày nuôi cấy FNA1 trên môi trƣờng muối khoáng chứa 200 ppm DDT và glucose ở các nồng độ khác nhau kết quả đƣợc trình bày trong hình 23. Ở nồng độ glucose 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
71
% chủng FNA1 hoàn toàn không phát triển, 0,1 % phát triển yếu, nồng độ glucose càng cao thì FNA1 phát triển càng mạnh và màu môi trƣờng thay đổi càng rõ rệt dần chuyển sang mầu nâu đỏ (Hình 3.11). Kết quả này chứng tỏ chủng FNA1 phân hủy DDT theo cơ chế đồng trao đổi chất, sử dụng cả 2 nguồn carbon là đƣờng và chất độc DDT,đây là cơ chế phổ biến ở các vi sinh vật phân hủy chất độc. Trong khi đó chủng nấm Aspergillus sp.FNA33 đƣợc
phân lập từ cùng vùng ô nhiễm có thể phát triển trên môi trƣờng muối khoáng không bổ sung glucose hay nguồn carbon khác ngoài chất độc là HCH.
Dịch nuôi cấy sau 5 ngày đƣợc sử dụng để xác định hoạt tính laccase, kết quả trình bày tại hình 3.12. Hoạt tính đạt cao nhất là 7,47 U/l ở 0,1 % glucose và giảm dần khi nồng độ glucose tăng. Trong dải nồng độ khảo sát thì chủng FNA1 phát triển tốt nhất ở nồng độ 3% glucose nhƣng tại đây không phát hiện đƣợc laccase (Hình 3.12). Để giải thích và chứng mình đặc điểm này cần nhiều nghiên cứu khác nhƣ động thái sinh tổng hợp laccase ở các nồng độ glucose khác nhau và cơ chế trao đổi chất .v.v nhƣng do thời gian và điều kiện không cho phép nên thí nghiệm dừng ở bƣớc đầu khảo sát nhƣ trên.
Glucose
(%) 0 0.1 0.5 1 2 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
72
Hình 3.12 Ảnh hƣởng của nồng độ glucose lên khả năng sinh laccase của FNA1
4.3 Ảnh hưởng của các chất cảm ứng 4.3.1 Guaiacol, veratyl alcohol, CuSO4