III. Kết luận của ban thanh lý:
1 CHỈ TIÊU T
NHẬN XÉT VÀ CÓ KIẾN NGHỊ VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP, VỀ TRƯỜNG 2.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty TNHH Thép Hưng Thịnh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, đầu tư vào công nghệ sản xuất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
* Về ưu điểm: - Là một công ty có qui mô tổ chức sản xuất rộng nhưng mô hình tổ
chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung lại hoạt động rất có hiệu quả. Bộ máy kế toán của công ty luôn đồng đều về trình độ chuyên môn, tiếp cận và triển khaị
- Thực hiện tốt chế độ kế toán mới, làm việc có khoa học, nhiệt tình, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaọ
- Hình thức Kế toán công ty áp dụng theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”, hình thức này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động hiện nay của Công tỵ Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán mà công ty sử dụng rõ ràng, đúng với chế độ kế toán.
- Công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty được liên kết chặt chẽ từ 3 khâu: Thu mua; Bảo quản dự trữ; và sử dụng và có sự quản lý chặt chẽ cả về mặt hiện vật và giá trị. Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng, kho, vật tư và kế toán. Điều này đã đem lại hiệu quả cho công tác quản lý nguyên vật liệu của công tỵ Cụ thể xem xét từng góc độ quản lý:
+ Trong khâu bảo quản, dự trữ: Hệ thống kho tàng của công ty được xây dựng đảm bảo theo đúng qui định trong công tác quản lý các mặt hàng. Cùng với đội ngũ cán bộ quản lý kho có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao nên việc tổ chức bảo quản, tổ chức giao nhận vật liệu được tiến hành rất tốt.
Về dự trữ nguyên vật liệu, Công ty luôn đảm bảo lượng dự trữ trong kho đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu sản xuất.
+ Đối với khâu sử dụng: Nhu cầu sử dụng vật liệu tại các đội đều thông qua bộ phận vật tư kỹ thuật kiểm duyệt trên cơ sở kế hoạch và định mức. Chính vì vậy, Công ty đã quản lý vật liệu đưa vào sản xuất một cách hợp lý, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
- Công tác kế toán chi tiết vật liệu: Có sự phối kết hợp giữa kho và kế toán, việc đối chiếu số liệu giữa thủ kho với kế toán được thực hiện một cách chặt chẽ, không trùng lặp. Thủ kho dùng thẻ kho đối chiếu với sổ chi tiết của kế toán vào cuối kỳ. Ngoài ra việc xây dựng linh hoạt bảng kê chi tiết nhập vật liệu theo từng nguồn nhập và ghi theo trình tự mã số của nguồn nhập không những thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu với các sổ tổng hợp mà còn quản lý chặt chẽ hơn tình hình công nợ với các nhà cung cấp.
- Đối với kế toán tổng hợp vật liệu, công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán nguyên vật liệu là phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đã đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình biến động nguyên vật liệụ Để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, kế toán công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để đối chiếu là rất thuận tiện, về việc ghi chép và tính toán thì đơn giản, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu không chỉ giữa thủ kho mà còn trong nội bộ phòng kế toán.
- Về công tác kiểm kê vật liệu: tại công ty, việc kiểm kê được tiến hành 6 tháng 1 lần, được chấp hành khá nghiêm túc. Kết quả kiểm kê được ghi vào biên bản kiểm kê, và mỗi kho lập một biên bản riêng. Trong biên bản thể hiện được tên vật tư, đơn vị tính, số lượng tồn kho thực tế, số lượng thiếu và phân loại đánh giá được chất lượng của từng thứ loại vật liệụ
Trước nền kinh tế thị trường có nhiều biến động phức tạp như hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng luôn phải tìm cách đổi mới và hoàn thiện mình, khắc phục thiếu xót, tồn tại, phát huy hết tiềm năng, nội lực thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Nhận định được tình hình đó, công ty đặc biệt quan tâm, chú trọng và luôn hoàn thiện trong công tác quản lý, không ngừng phát huy các nội lực, tiềm năng của mình. Công ty đang dần bước đổi mới, tiếp cận với các qui trình công nghệ tiên tiến của các nước, tiến tới mở rộng đầu tư, hợp tác. Đẩy nhanh, mạnh dạn đầu tư thay đổi nốt dây chuyền sản xuất cũ để hoà nhập với công nghệ sản xuất mới, nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân trong công tỵ
* Bên cạnh những ưu điểm kể trên, công ty còn có một số hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện hơn là:
- Về công tác quản lý vật liệu chính theo hệ thống kho: còn chưa được đúng với qui cách của loại hàng hoá như xi măng, sắt thép hai mặt hàng này công ty không để cùng một khọ
- Thủ tục nhập, xuất vật liệu tại công ty được thực hiện chặt chẽ, theo đúng trình tự thời gian, phiếu nhập, phiếu xuất do kế toán vật liệu thực hiện. Vì vậy để thực hiện nhập một lô hàng, kế toán vật liệu phải tập hợp được tất cả các chứng từ liên quan sau đó mới tính được giá nhập. Trong khi đó hàng đã được các bộ phận chức năng kiểm nhận nhập thực tế vào khọ Khi có yêu cầu sản xuất đột xuất, bộ phận vật tư viết lệnh xuất kho, phân xưởng nhận vật liệu xuống thẳng kho nhận trước số lượng vật liệu sau đó thủ kho mới chuyển các chứng từ này cho kế toán vật liệụ Do đó, công tác luân chuyển chứng từ cho kế toán vật liệu để tính toán lập phiếu nhập, phiếu xuất vật liệu chưa kịp thời, làm mất thời gian vì phải đi xin lại các chữ ký liên quan. Mặt khác, trên thực tế có tình trạng số liệu ở sổ sách kế toán xảy ra trường hợp (-) âm lượng và tiền nhưng thực tế trong kho vẫn đủ hàng phục vụ ngay cho sản xuất. Điều này làm cho việc đối chiếu số liệu, theo dõi thực tế giữa thủ kho và sổ chi tiết của kế toán vật liệu dễ nhầm lẫn.
- Về phương pháp tính giá phế liệu : Trong công ty còn có lượng hàng phế liệu nhập kho, nhưng cách áp dụng giá nhập kho phế liệu theo gía thị trường tại thời điểm là chưa hợp lý. Không tính hết được hết các chi phí, độ rủi ro để bảo toàn vốn.
2.2 Kết luận
Sau một thời gian thực tập kế toán ở Công ty TNHH SX&TM thép Hưng Thịnh, tuy trong một thời gian ngắn nhưng em đã rút ra được rất nhiều điều bổ ích. Từ thực tế tổ chức quản lý, kế toán của Công ty, em đã có được những bài học thực tế cho mình. Những quy định, chế độ kế toán dù sao cũng chỉ là những kiến thức trong sách vở, để ứng dụng nó vào thực tiễn còn rất nhiều vấn đề. Mỗi công ty, mỗi loại hình sản xuất lại có một cách vận dụng sao cho phù hợp với bản chất của công ty mình nhất. Đặc biệt, kế toán còn có thể vận dụng chế độ như một nghệ thuật để vạch ra những chính sách tài chính cho công ty của mình, để điều hòa lợi ích của các bên có liên quan một cách tài tình. Mục đích cuối cùng của hệ thống kế toán vẫn là, kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người lao động và nhà nước. Chính vì vậy, công tác kế toán của công ty đôi khi không khớp với chế độ, chuẩn mực chung.
Trong nền kinh tế thị trường nhiệm vụ của kế toán vượt ra khỏi việc ghi chép đơn thuần mà được nâng cao hơn là để cung cấp các thông tin kế toán để làm cơ sở cho nhà quản lý ra quyết định. Thị trường là cạnh tranh, ai nắm được các thông tin trước nhất về giá cả thì càng có nhiều cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh. Để có các thông tin vừa chính xác vừa dễ xử lý đối vời người sử dụng thì các thông tin cần phải có những khuôn mẫu nhất định. Nói cách khác, cần phải xây dựng các mô hình chung áp dụng trong việc hạch toán kế toán cũng như cung cấp các thông tin kế toán nói chung và về phần hành kế toán NVL nói riêng.
Trên thế giới các nước có nền kinh tế phát triển và Hiệp hội kế toán quốc tế đã xây dựng các chuẩn mực kế toán chung trong hạch toán và cung cấp các thông tin kế toán. Các chuẩn mực này được hướng dẫn áp dụng thống nhất cho tất cả các nước để tiện phục vụ cho các hoạt động kinh tế toàn cầu.
Chế độ kế toán hiện hành của nước ta được chính thức áp dụng từ ngày 10/01/1996 nhìn chung cũng được xây dựng trên nguyên tắc trên. Tuy nhiên xét riêng về chuẩn mực hàng tồn kho (trong đó có NVL) thì kế toán Việt Nam còn có các điểm không chặt chẽ so với các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế, như các quy định về lập dự phòng, về các nguyên tắc tính giá hàng tồn kho và nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Chính vì vậy, việc xây dựng các nguyên tắc hoàn thiện công tác hạch toán NVL, của công ty là không phải dựa trên hướng vừa đảm bảo phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam, vừa hướng theo các chuẩn mực kế toán quốc tế để góp phần nhằm làm hoàn thiện thêm chế độ, trong đó quan trọng hơn cả là việc xây dựng các biện pháp hoàn thiện phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty. Cụ thể khi hoàn thiện cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của kế toán các phần hành nói chung và phần hành kế toán NVL nói riêng. Cùng lúc phải đồng thời vừa phản ánh vừa giám đốc quá trình luân chuyển NVL. Phải hoàn thiện từ bộ máy kế toán đến công tác kế toán để góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Công ty trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
- Đặc trưng của các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Thịnh nói riêng khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đều vì mục tiêu lợi nhuận, vì mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động, qua đó tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Do đó mục tiêu của kế toán là phục vụ cho các mục tiêu trên nên phải lấy lợi ích và hiệu quả kinh tế làm động lực cho hoàn thiện công tác kế toán.
- Công tác hoàn thiện phải dựa trên mô hình chung trong hạch toán, những quy định về ghi chép và luân chuyển chứng từ để hoàn thiện. Bởi hoạt động kinh doanh nói chung rất đa dạng nên tuỳ từng doanh nghiệp cụ thể mà việc tổ chức hạch toán cũng có những điểm khác nhau giữa các đơn vị. Do đó, căn cứ nền tảng để hoàn thiện phải là các quy định chung của chế độ kế toán hiện hành.
Như vậy, nguyên tắc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán phần hành NVL là sửa chữa những sai sót, những yếu tố còn chưa khoa học, chưa hợp lý để đi đến những cái chung chính xác và được nhiều người chấp nhận, đó chính là những quy định đúng. Hoàn thiện là một quá trình nắm bắt lý thuyết để vận dụng vào thực tế rồi từ thực tế đa dạng và phong phú bổ sung cho lý thuyết.
KẾT LUẬN
Qua các phần trình bày trên của báo cáo thực tập tốt nghiệp có thể nói thực tế hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thép Hưng Thịnh có ảnh hưởng to lớn đến công tác quản lí vật tư và quản lí Công ty. Hạch toán nguyên vật liệu là công cụ đắc lực giúp lãnh đạo Công ty nắm bắt tình hình và chỉ đạo sản xuất. Hạch toán nguyên vật liệu có phản ánh chính xác và đầy đủ tình hình thu mua, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu thì lãnh đạo công ty mới có biện pháp chỉ đạo đúng đắn. Do đó, hạch toán nguyên vật liệu nói riêng và hạch toán kế toán nói chung tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thép Hưng Thịnh phải không ngừng được hoàn thiện.
Là một Công ty nhạy bén với sự thay đổi của cơ chế mới và sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, Công ty luôn nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường công tác quản lí. Một trong những yêu cầu quan trọng đề ra là phải tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Sau một thời gian thực tập tại công ty em đã hiểu được tầm quan trọng của hạch toán nguyên vật liệu, tài sản cố định, cũng như hạch toán các khoản phải trả đối với công tác lãnh đạo của công ty.
Trong thời gian thực tập tại đây đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố lại kiến thức đã học. Em đã thấy rõ kiến thức về lí thuyết là chưa đủ mà phải biết vận dụng linh hoạt vào thực tế. Để đạt được điều đó, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng nghiệp vụ và sự chỉ đạo tận tình của Cô Đỗ Thị Hải đã giúp em hoàn thiện báo cáo thực tế này.
Vì thời gian tìm hiểu tại Công ty không nhiều nên những vấn đề đưa ra chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của cô giáo hướng dẫn, của các anh các chị trong phòng nghiệp vụ để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Đà nẵng, ngày tháng 01 năm 2012
Sinh viên thực hiện