Quản lý công tác thanh tra giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 42)

II. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư xâydựng tại sở xây dựng hải dương.

4.Quản lý công tác thanh tra giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng.

4.1. Nội dung công tác và mô hình tổ chức thanh giám sát.

Thanh tra sở xây dựng (gọi là thanh tra Sở) là đơn vị thuộc sở xây dựng, thuộc hệ thống thanh tra xây dựng, có trách nhiệm giúp giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi, quyền hạn của giám đốc Sở.

Hình 3: Mô hình tổ chức thanh tra Sở Xây dựng Hải Dương.

Nguồn: Sở Xây dựng Hải Dương.

Hoạt động của Thanh tra Sở căn cứ theo quy định của Luật Thanh tra năm 2004. Xuất phát trên quan điểm rằng thanh tra là một chức năng của quản lý Nhà nước, cho nên tổ chức và hoạt động thanh tra phải gắn chặt chẽ với chủ thể quản lý nhà nước: Thanh tra Sở xây dựng sẽ tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra để trình lên Giám đốc Sở Xây dựng (hoặc UBND tỉnh) phê duyệt. Thanh tra Sở xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác thanh tra và những biện pháp tổ chức thực hiện bao gồm: Thanh tra xây dựng công trình theo quy hoạch và giấy phép xây dựng, điều kiện, năng lực tổ chức kinh doanh trong hoạt động xây dựng cơ bản, thanh tra chất lượng công trình theo Luật Xây dựng và Nghị định của Chính phủ, thanh tra toàn diện dự án đầu tư, giải quyết khiếu nại tố cao, những việc tham gia của ngành trong công tác phòng chống tham nhũng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức… người đứng đầu cơ quan Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng quyết định. Việc tổ chức hoạt động như vậy sẽ gắn thanh tra với hoạt động quản lý Nhà nước nhiều hơn. Tuy nhiên, việc tổ chức cơ quan Thanh tra như vậy sẽ làm giảm tính độc lập tương đối của hoạt động thanh tra. Sự lệ thuộc này làm mất đi tính khách quan, giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này. Nói cách khác là làm cho công cụ thanh tra kém độ sắc bén trong hoạt động quản lý Nhà nước.

GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG

GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG

THANH TRA TỈNH

THANH TRA TỈNH CHÁNH THANH TRACHÁNH THANH TRA

THANH TRA BỘ XÂY DỰNG THANH TRA BỘ XÂY DỰNG PH.CHÁNH THANH TRA PH.CHÁNH THANH TRA PH.CHANH THANH TRA PH.CHANH THANH TRA TỔ HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP TỔ HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP TỔ THANH TRA HC – CHUYÊN NGÀNH TỔ THANH TRA HC – CHUYÊN NGÀNH

4.2. Kết quả của công tác thanh tra giám sát các dự án xây dựng của Sở xây dựng. dựng.

Chương trình công tác thanh tra của sở được thông báo cụ thể trong ngành và các đơn vị có liên quan. Ngành xây dựng đã đặt ra mục đích yêu cầu, quy định nguyên tắc và phương pháp cách làm bảo đảm dân chủ công khai trong công tác thanh tra xây dựng nên đã tạo được sự đồng thuận của cơ sở và đoàn Thanh tra, hiệu quả và chất lượng công tác thanh tra đạt kết quả tốt.

* Công tác thanh tra, kiểm tra của Sở những năm qua được tiến hành thường xuyên. Theo tài liệu của Sở Xây dựng Hải Dương, các thống kê về các công trình, các đơn vị, các dự án được tiến hành kiểm tra là:

Bảng 9: Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, của Sở qua các năm.

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số dự án đầu tư xây dựng.

97 105 114

Số cuộc thanh tra, kiêm tra được tiến hành.

15 16 20

.Số cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất.

4 3 4 Số công trình thi công không đúng đồ án thiết kế 5 6 5 Số tiền xử phạt 185.000.000 (VNĐ) 188.600.000 (VNĐ) 192.000.000 (VNĐ) Nguồn: Sở Xây dựng Hải Dương.

Theo số liệu thống kê, việc tiến hành thanh tra, kiểm tra của Sở Xây dựng hàng năm đều tăng lên, năm 2009 số cuộc thanh tra, kiểm tra được tiến hành tăng 20% so với số cuộc tiến hành năm 2008 và tăng khoảng 25% so với năm 2007. Cho thấy mức độ thường xuyên của công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, Hoạt động thanh tra còn tiến hành thường theo chương trình kế hoạch và hoạt động này vẫn chưa chủ động phát hiện ra được sai phạm để tiến hành giải quyết. Trong việc chủ động phát hiện các sai phạm phần nhiều từ việc tố cáo, tố giác của quần chúng nhân

dân như năm 2009 có 2 vụ việc được nhân dân phát hiện sai phạm và tố giác. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là các doanh nghiêp chưa nghiêm túc định kỳ gửi báo cáo giám sát đầu tư cho cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định. Điều đó làm cho cơ quan quản lý không nắm rõ được tình hình hoạt động của các dự án đầu tư xây dựng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, thì yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công tác ngày càng lớn (số dự án đầu tư xây dựng công trình tăng: từ 97 dự án năm 2007 lên 113 công trình năm 2009; các nhà thầu, các đơn vị tư vấn thiết kế tăng…). Theo báo cáo tại Sở Xây dựng bình quân mỗi năm (từ 2000 : 2009) Thanh tra Sở chỉ thực hiện được 5 đến 8 cuộc thanh tra và 10 đến 15 cuộc kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất. So sánh giữa số cuộc thanh tra kiểm tra và số công việc phát sinh có thể thấy số cuộc thanh tra, kiểm tra do Thanh tra sở thực hiện được hàng năm nói trên là rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra theo tinh thần Nghị Định 46/2005.NĐ – CP.

Kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra đã chỉ ra những đơn vị không chấp hành tốt quy định về thủ tục xây dựng cơ bản, thi công xây dựng không đúng với đồ án thiết kế. Một số đơn vị trong khi thi công còn bớt xén, thay đổi nguyên vật liệu. Các kết luận của công tác thanh tra đưa ra đảm bảo theo đúng trình tự và quy định của pháp luật xây dựng, không có kết luận sai.

* Đi đôi với việc phát hiện các sai phạm trong lĩnh vực xây dựng, Thanh tra Sở còn tiến hành theo dõi việc thực hiện báo cáo, khắc phục hậu quả.

Bảng 10: Kết quả thực hiện báo cáo thanh tra, khắc phục hậu quả.

Năm 2008 Năm 2009

Số đơn vị vi phạm 37 32

Đã khắc phục. 30 29

Tỷ lệ % giải quyết. 81% 90.6% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Sở Xây dựng Hải Dương.

Theo số liệu báo cáo việc khắc phục hậu quả được thực hiện đạt kết quả cao. Tỷ lệ giải quyết các vụ vi phạm tăng. Trong đó, phạt hành chính năm 2008 là 28 trường hợp, tiến hành cưỡng chế 2 trường hợp, năm 2009 phạt hành chính 28 trường hợp và cưỡng chế là 1 trường hợp. Có thể thấy biện pháp xử lý còn chủ yếu là phạt hành chính. Nguyên nhân một phần là do chế tài xử lý còn nhẹ, chưa thực sự quyết liệt. Mặt khác do trong quá trình xử lý vi phạm còn đan xen cả ý kiến chủ quan của người giải quyết..

* Về lực lượng Thanh tra:

Thanh tra là một hoạt động nhằm bảo vệ pháp luật. Dù là hoạt động thanh tra trong ngành nào thì cũng bao gồm việc xem xét sự tuân thủ pháp luật, người cán bộ nhất thiết phải có kiến thức pháp luật.

Thực tế, lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng gồm có 2 thanh tra viên và 5 cán bộ thanh tra. Trong số đó, tỷ lệ % tốt nghiệp đúng chuyên ngành Luật là 33,3% (3 người), tổng biên chế là 10 người.

Đối với lực lượng thanh tra cấp huyện, cấp xã: Trong cả tỉnh có 20 thanh tra viên và có 2 đội kiểm tra quy tắc quản lý đô thị (tổng số người là 25 người) làm nhiệm vụ kiểm tra, phối hợp với cán bộ địa chính và UBND Phường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Đội kiểm tra này có nhiệm vụ chính là là quản lý xây dựng sau giấy phép, còn các lĩnh vực khác trong quản lý xây dựng cơ bản thì bị bỏ ngỏ. Một phần do đội ngũ này thiếu nghiệp vụ. Một số người chuyển từ cơ quan khác sang.

Các huyện trong tỉnh đều không có lực lượng kiểm tra quy tắc xây dựng. Do đó, việc quản lý xây dựng tập trung vào phòng hạ tầng kinh tế huyện. Trong khi đó, xét mức trung bình biên chế của một phòng chỉ có từ 3 đến 5 người và phải giải quyết tất cả các công việc quản lý xây dựng (như: cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng theo giấy phép, quản lý quy hoạch, vệ sinh môi trường…) trên địa bàn huyện. Điều này thể hiện số lượng cán bộ tại cấp huyện còn rất thiếu.

Mặt khác, số lượng thanh tra cấp huyện, cấp xã đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm 27,3%. Việc thanh tra không được học Luật trước đó hoặc có ít cơ hội tiếp cận đến pháp luật, do vậy nghiệp vụ của thanh tra các cấp hyện, xã còn kém như lúng túng trong giải quyết khi có vi phạm cần xử lý.

Như vậy, lực lượng thanh tra trong lĩnh vực xây dựng còn thiếu và kém về trình độ nghiệp vụ.

* Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

Nhiệm vụ giải quyết đơn thư của nhân dân được Thanh tra Sở thực hiện tốt. Hàng năm, Thanh tra Sở nhận đơn thư và tiến hành giải quyết, hoặc gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đảm bảo các vụ việc đều được xác minh, có kết luận chính xác trung bình hàng năm Thanh tra Sở giải quyết từ 4 đến 5 đơn thư, trung bình có 7 lượt dân.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 42)