Thẩmđịnh, phêduyệt đồán quyhoạch xây dựng.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

II. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư xâydựng tại sở xây dựng hải dương.

Thẩmđịnh, phêduyệt đồán quyhoạch xây dựng.

(Nguồn: Sở Xây dựng Hải Dương).

Một quy trình hợp lý sẽ có tác dụng đẩy nhanh công tác lập quy hoạch xây dựng và tạo điều kiện cho công tác lập quy hoạch đạt được chất lượng tốt.

Đây là một quy trình khoa học và hợp lý trong việc lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng. Việc thực hiện theo quy hoạch này đã và đang có tác dụng lớn trong đời sống. Công tác lập và thẩm định quy hoạch xây dựng có hiệu quả hơn, phát huy được tính chuyên môn hóa, thể hiện sự minh bạch trong công tác quản lý.

Tại Sở Xây dựng Hải Dương, trong quy trình lập quy hoạch xây dựng có nhiều bên tham gia: Sở xây dựng, các nhà thầu, tư vấn và các đối tượng có liên quan khác. Nhiệm vụ của Sở là tổ chức việc lập các quy hoạch và tổ chức thẩm định phê duyệt các đồ án quy hoạch. Đối với các dự án quy hoạch lớn, Sở xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu dịch vụ lập quy hoạch. Còn đối với những quy hoạch nhỏ, Sở Xây dựng sẽ trực tiếp chỉ định nhà thầu.

2.2. Kết quả công tác lập quy hoạch.

* Mục tiêu của công tác quản lý quy hoạch xây dựng.

Lập, phê duyệt, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng. dựng.

Lập, phê duyệt, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng. dựng.

Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin để lập đồ án quy hoạch xây dựng đồ án quy hoạch xây dựng

Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin để lập đồ án quy hoạch xây dựng đồ án quy hoạch xây dựng

Lập đồ án quy hoạch xây dựng.

Lập đồ án quy hoạch xây dựng.

Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng. dựng.

Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng. dựng.

Quản lý quy hoạch không chỉ đảm bảo đúng về quy hoạch và kiến trúc mà còn đảm bảo về các vấn đề kinh tế, văn hóa, môi trường. Quan trọng nhất nó định khung cho sự phát triển của địa phương hay đất nước trong thời gian dài.

* Mức độ phủ kín quy hoạch trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Theo số liệu từ Sở xây dựng Hải Dương, mực độ hoàn thành các quy hoạch trên địa bàn tỉnh là:

Bảng 3: Kết quả công tác lập quy hoạch tại Hải Dương tính đến năm 2009.

Tên quy hoạch Số đã lập Tổng

Quy hoạch chi tiết các thị trấn. 16 27 Quy hoạch chi tiết các Cụm công nghiệp 36 40 Quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp. 8 17

(Nguồn: Sở Xây dựng Hải Dương).

Đối với việc lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hải Dương: đã hoàn thành hồ sơ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hải Dương (tháng 11/2009) và trình hồ sơ lên Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng các Cụm công nghiệp, các khu công nghiệp: Tính đến năm 2010, Hải Dương đã lập được quy hoạch 8 khu công nghiệp trong tổng số 17 khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh đạt 47%, quy hoạch 36 cụm công nghiệp trong tổng số hơn 40 cụm công nghiệp hoàn thành gần 90%. Thể hiện mức độ phủ kín của quy hoạch đối với các cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Theo số liệu có được từ Sở Xây dựng, quy hoạch xây dựng chi tiết được phủ kín 50-60% diện tích quy hoạch xây dựng chung của Tỉnh.

Về các quy hoạch chi tiết: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và 1/500 của tỉnh Hải Dương còn thiếu nhiều. theo số liệu của phòng quản lý quy hoạch-kiến trúc Sở Xây dựng Hải Dương thì quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 mới được phủ kín được 70% , trong khi đó quy hoạch chi tiết 1/500 mới chỉ phủ kín được khoảng 43%. Trong khi đó điểm quan trọng nhất để cấp phép cho dự án phải là quy hoạch chi tiết 1/500, nên việc cấp phép cho những dự án trong những khu vực chỉ có quy hoạch 1/2000 khó kiểm soát trong khi quy hoạch chi tiết 1/500 mới chỉ được phủ kín 43%. Thế nên mới phát sinh ra việc chủ đầu tư phải tự đi thỏa thuận về quy hoạch

chi tiết. Để kết thúc việc tự thỏa thuận thì phải hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500. Điều này còn thể hiện rằng quy hoạch đang bị tụt lùi so với thực tế.

Kinh tế Hải Dương mấy năm gần đây phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa cao. Nhu cầu xây dựng tăng mạnh. Trong khi đó quy hoạch chi tiết không phải ngày một ngày hai là có thể hoàn thành, nên xuất hiện hiện tượng xây dựng tự phát của nhân dân. Đặc biệt là những nơi có hệ thống giao thông hoàn thiện và hiện đại. Quy hoạch chi tiết chưa kịp xong thì nhà cửa, công trình của nhân dân đã hoàn thành mà không có định hướng phát triển không gian chung, điều này làm cho kiến trúc trở nên lộn xộn (như: Khu vực đường chạy từ Long Xuyên đến thị trấn Kẻ Sặt…). Điều đó cho thấy không thể cùng phát triển đô thị và cùng xây dựng quy hoạch chi tiết được. Quy hoạch chi tiết phải được xây dựng trước. Có thể nói, công tác quy hoạch tại Hải Dương vẫn đang đi sau thực tế.

Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ chính khả năng của các cán bộ quản lý Quy hoạch.

Nguyên nhân thứ hai là do năng lực của các đơn vị lập quy hoạch. Do việc điều tra thông tin, khảo sát trước khi lập quy hoạch không tốt dẫn đến tình trạng nhận định sai, quy hoạch phải chỉnh sửa nhiều lần, do đó làm chậm tiến độ hoàn thành quy hoạch.

Đây thể hiện một yếu kém trong chất lượng quy hoạch tại Hải Dương. * Việc phân bổ vốn cho công tác quy hoạch.

Bảng: 4 Kết quả phân bổ vốn cho công tác quy hoạch. Tổng số vốn cho công tác quy hoạch Tổng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước. (Đơn vị: triệu đồng) Số quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ % Năm 2007 13.620 934.500 36 1,3% Năm 2008 17.200 927.000 32 1,85% Năm 2009 19.315 930.000 29 2,1%

Nguồn: Sở Kế hoạch Hải Dương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu ta thấy tổng số nguốn vốn cho quy hoạch từ ngân sách không lớn. Tỷ trọng vốn cho công tác quy hoạch chiếm 1.3% năm 2007 và 2.1%. Các nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt và tiến hành thực hiện cao: Năm 2007 là 36 , năm 2008

là 32 nhưng đến năm 2009 là 29. Qua số liệu này cho thấy công tác bố trí vốn cho công tác quy hoạch xây dựng gần đây được chỉ đạo tập trung hơn, giảm bớt sự giàn trải, lãng phí. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai quy hoạch còn diễn ra chậm. Nguyên nhân là lượng vốn được phân bổ không tập trung “nhỏ giọt”. Điều này cho thấy việc quản lý vốn thiếu hiệu quả. Triển khai quy hoạch chậm, không đạt được yêu cầu đề ra.

* Đối với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Việc lấy ý kiến về đồ án quy hoạch xây dựng là việc làm rất cần thiết để tăng tính dân chủ và đóng góp trí lực của toàn dân, nhưng trong thực tế triển khai việc tổ chức lấy ý kiến còn chưa được hiệu quả, và sử dụng những ý kiến đó chưa phù hợp. Trung bình việc tổ chức lấy ý kiến cho quy hoạch được tiến hành trong khoảng từ 5 đến 10 ngày. Các ý kiến thu được thực sự không tập trung, bởi với mỗi người, mỗi tổ chứ đều có mong muốn khác nhau. Các ý kiến không được cơ quan lập quy hoạch sử dụng nhiều.

Về thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng thị trấn và điểm dân cư nông thôn. Việc phân cấp thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thị trấn và điểm dân cư nông thôn cho cấp huyện theo Nghị định là chủ trương đúng. Tạo việc phân cấp quản lý hiệu quả. Nhưng trong thực tế, lực lượng cán bộ có chuyên môn ở cấp huyện để đảm nhận công tác này còn rất hạn chế (trình độ chuyên môn thấp, số lượng cán bộ ở cấp huyện chỉ từ 1 đến 2 cán bộ). Vì vậy, hầu hết các địa phương vẫn giao cho Sở Xây dựng đảm nhận công tác này và tình trạng này còn diễn tiến trong thời gian tới.

* Việc phối hợp còn thiếu sự đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch khu, cụm công nghiệp… với các quy hoạch ngành như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch giao thông, quy hoạch điện lực, quy hoạch bưu chính viễn thông…Như việc trên cùng một địa điểm đặt cả hai loại quy hoạch. Nguyên nhân là do chưa có cơ chế phối hợp cũng như văn bản pháp quy quy định rõ ràng cách thức phối hợp giữa các bên liên quan.

+ Trong quy trình lập quy hoạch, Sở xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định quy hoạch, thuê các đơn vị tư vấn lập quy hoạch. Nên năng lực của các tổ chức tư vấn lập kế hoạch ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đồ án quy hoạch. Trên thực tế, Sở xây dựng có thể tổ chức đấu thầu dịch vụ quy hoạch với những quy hoạch lớn, còn với những loại quy hoạch ở quy mô nhỏ thì Sở tiến hành chỉ định thầu. Năng lực của các tổ chức tư vấn lập quy hoạch còn hạn chế dẫn đến chất lượng các đồ án thấp.

+ Việc lưạ chọn cơ quan tư vấn lập quy hoạch của chủ đầu tư không được cân nhắc xem xét kỹ lưỡng dựa trên năng lực và kinh nghiệm của cơ quant ư vân nên chất lượng hồ sơ quy hoạch còn rất thấp, thường xuyên phải điều chỉnh quy hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng tại Sở xây dựng Hải Dương. Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)