Tổng hợp ý kiến của khán giả

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại qua bản tin thời sự tiếng anh của VTV4 (Trang 60 - 63)

- Đối thoại chiến lược Việt Nam–Hoa Kỳ lần thứ

2.3.1 Tổng hợp ý kiến của khán giả

Để có thể nắm bắt được nhu cầu của công chúng và chất lượng, hiệu qủa thông tin, tuyên truyền của BTTA VTV4 đối với cộng đồng NVNONN, người thực hiện khóa luận đã tiến hành điều tra xã hội học. Do điều kiện khó khăn về nhiều mặt, nên người viết khóa luận đã tiến hành điều tra qua thư điện tử. Trên cơ sở địa chỉ thư của khán giả gửi về cho chương trình BTTA, thuộc phòng Biên tập tiếng Anh, tôi đã gửi đi 300 phiếu thăm dò ý kiến. Đối tượng được tiến hành gửi phiếu trưng cầu ý kiến là kiều bào ở một số nước đại diện các châu lục có đông cộng đồng người Việt sinh sống, học tập như châu Âu, châu Mỹ, châu Á. Số phiếu trả lời nhận được là 235 phiếu. Trong đó, số phiếu hợp lệ là 215 phiếu (chiếm 71,66% so với tổng phiếu gửi đi).

Qua tổng hợp, phân tích cho kết quả theo các tỷ lệ điều tra sau: - Số liệu người tham gia trả lời phiếu điều tra.

Về giới tính: Có 68,9 % nam giới tham gia trả lời, trong khi đó tỷ lệ này ở nữ

là 31,1%. Về độ tuổi Dưới 25 tuổi có 10,7% tham gia; từ 25 đến 45 tuổi cí 63,8%; trên 45 tuổi có 20,1%. Số người tham gia trả lời có kiều bào ở các châu lục: châu Mỹ 35,3%; châu Âu 48,8%, châu Á là 15,9%. Về nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên chiếm 22,8%, nghề tự do 34,9%; công nhân 25%; kỹ sư 17,2%.

Về quốc tịch Việt Nam 40,5%, người có quốc tịch nước sở tại chiếm 59,5%. Về mốc thời gian ra nước ngoài: trước 1954 có 8,8%; năm 1975 có 20,9%; thời gian

khác 70,3%. Về ngôn ngữ: sử dụng tiếng Việt có 83%, sử dụng tiếng nước sở tại 17%.

Có 33% tổng số phiếu hợp lệ thu về trả lời yêu thích chương trình BTTA của VTV4. Phần cuối của trưng cầu ký kiến, câu hỏi đưa ra là: Để chương trình BTTA của VTV4 – Đài THVN thực sự đạt chất lượng hiệu quả thông tin tuyên truyền, đáp ứng, phù hợp với nhu cầu NVNONN, quý vị có đề xuất gì? Vì sao? Đã có 67,9% số người tham gia trả lời hưởng ứng câu hỏi này với nhiều ý kiến vắn tắt nhưng chân tình, thẳng thắn và không kém phần sâu sắc. Dưới đây xin dẫn ra một số ý kiến mà chúng tôi thấy có thể giúp nắm bắt cụ thể hơn nhu cầu của công chúng là NVNONN. Đồng thời những ý kiến này còn là gợi ý cho các nhà quản lý, những người làm truyền hình trong việc xây dựng kế hoạch, cải tiến nội dung, hình thức để chương trình BTTA ngày một đáp ứng hiệu quả nhu cầu thông tin về mọi mặt đời sống, xã hội của đất nước đến với cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc.

- Một khán giả ở Hoa Kỳ đề xuất: “Chương trình thời sự tiếng Anh nên thêm thời lượng phát song, vì đa số người Việt ở nước ngoài đều muốn biết tin tức của mọi miền đất nước ở quê nhà. Hiện nay các chương trình ít chú trọng tới tin về các địa phương. Chương trình quốc tế quá ngắn và nhiều khi không có. Một số người xem không hiểu hết tiếng Việt, và cũng mong muốn tìm hiểu về quê hương nên chúng tôi nghĩ quý đài nên cho phát lại một số chương trình của đài nước ngoài để những người lớn tuổi không rành tiếng Việt hiểu thêm thông tin về quê hương.

- Một khán giả ở Pháp góp ý: “Hiện chương trình còn thiếu nhiều thông tin nói về đời sống văn hóa xã hội hàng ngày.”

- Một khán giả ở Canada viết: “Phát âm của các biên tập viên của BTTA chưa thật sự chuẩn, gây khó nghe cho người xem. Nội dung thông tin chưa thực sự phong phú và hấp dẫn.”

một chương trình thể hiện hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, phát ngôn, hình ảnh, thông tin của chương trình phần nào biểu hiện hình ảnh của đất nước. Do vậy, cần có những sự đổi mới về nội dung, hình ảnh biên tập viên, phát âm, hình thức thể hiện chuyên nghiệp hơn, tăng sức hấp dẫn cho bản tin”.

Số liệu khảo sát cũng cho thấy ngoài việc quan tâm đến nội dung, khán giả còn chú ý tới yếu tố thể hiện và chất lượng kỹ thuật của chương trình BTTA trên VTV4. Trong số ý kiến bổ sung có tới 72,6% khán giả quan tâm tới nội dung của chương trình; có 45,5 % quan tâm tới các yếu tố hình thức như thời lượng, kết cấu, người dẫn chương trình, âm nhạc. Có 23,9% đề cập tới vấn đề chất lượng kỹ thuật như âm thanh, hình ảnh.

Ngoài sử dụng phương pháp điều tra xã hội, người thực hiện khóa luận cũng tiến hành nghiên cứu, phân tích trên 1000 thư của kiều bào gửi về cho chương trình BTTA, Phòng Biên tập tiếng Anh - VTV4 trong khoảng thời gian 1,5 năm qua. (Chúng tôi lấy số liệu là tròn 1000 thư).Nguồn thư này bao gồm ý kiến khán giả gửi bằng thư viết tay về Ban THĐN, thư điện tử qua email của VTV4: vtv4@vtv.org.vn.

Kết quả khảo sát về nhu cầu công chúng qua tổng hợp cả hai nguồn thư này thể hiện.: có 75% khán giả khẳng định BTTA VTV4 đã đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của cộng đồng, đóng vai trò là câu cầu tinh thần nối cộng đồng NVNONN với Tổ quốc. Có 43.7% khán giả có những ý kiến xây dựng về nội dung chương trình, 27,5% người đóng góp ý kiến xây dựng về hình ảnh biên tập viên và phát âm của biên tập viên. Có 34,9% thư góp ý về hình thức thể hiện như cơ cấu giờ phát song của BTTA, cách sử dụng ngôn ngữ, độ dài của chương trình.

Qua phân tích, tổng hợp, chúng tôi thấy: thứ nhất, cộng đồng NVNONN khá quan tâm đến chương trình BTTA của VTV4. Điều này được thể hiện ở số

lượng và sự đa dạng về thành phần, lứa tuổi, nguồn gốc di cư, giới tính, địa bàn sinh sống của các đối tượng tham gia trả lời phiếu điều tra và viết thư gửi về chương trình BTTA của VTV4. Thứ hai, khán giả rất quan tâm đến bản tin thời sự, trong đó có bản tin tiếng Anh, và có những nhận xét, đánh giá xác đáng về nội dung và hình thức chương trình. Bởi vậy, ngoài những nội dung câu hỏi được đặt ra trong phiếu câu hỏi, có tới 67,9% số người tham gia trả lời đã có những đề xuất góp ý sâu sắc cho chương trình. Ý kiến của khán giả cho thấy vấn đề nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của chương trình BTTA là một đòi hỏi cấp bách đặt ra. Bởi, số lượng khán giả đánh giá chất lượng chương trình tốt có 22,8%, vẫn còn 16,3% cho là yếu, còn lại là trung bình (Bảng 2).

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại qua bản tin thời sự tiếng anh của VTV4 (Trang 60 - 63)