CHƯƠNG 4– KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN rtA181V/T VÀ rtN236T KHÁNG ADEFOVIR CỦA VIRUS VIÊM GAN B (Hepatitis B Virus) BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME PCR (Trang 84 - 85)

4.1 Kết luận

Qua các kết quả khảo sát trong thực nghiệm, chúng tôi có các kết luận sau:

 Các cặp mồi và mẫu dò hoàn toàn đặc hiệu với HBV, đảm bảo các đặc tính cần thiết và có khả năng nhân bản tốt về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm.

 Chúng tôi đã xác định được các điều kiện tối ưu của các phản ứng và đưa ra quy trình phát hiện đột biến kháng ADV của HBV bằng kỹ thuật real-time PCR với độ nhạy của quy trình là 102 bản sao/ml.

 Áp dụng quy trình thành công trên 35 mẫu bệnh phẩm và thu được kết quả như sau: 19 mẫu âm tính (chiếm 54,29%) và 16 mẫu xuất hiện đột biến kháng ADV (chiếm 45,11%). Trong 16 mẫu mang đột biến, có 10 mẫu dương tính với đột biến rtA181V (chiếm 28,57%), 4 mẫu dương tính với đột biến rtA181T (chiếm 11,43%), 2 mẫu dương tính với đột biến rtN236T (chiếm 5,71%) và không có mẫu nào chứa cùng lúc cả hai đột biến rtA181V và rtA181T, rtA181V và rtN236T, rtA181T và rtN236T.

4.2 Kiến nghị

Về cơ bản, chúng tôi đã khảo sát và xây dựng thành công quy trình phát hiện đột biến kháng ADV của HBV bằng kỹ thuật real-time PCR sử dụng mẫu dò TaqMan. Để quy trình này được đưa vào chẩn đoán thường quy và sử dụng rộng rãi tại các phòng xét nghiệm cũng như các cơ sở y tế, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

 Tiếp tục khảo sát trên số lượng bệnh phẩm lớn hơn nhằm khẳng định độ tin cậy, chuẩn xác của quy trình.

 Tiến hành so sánh các kết quả thu được khi áp dụng quy trình này với kết quả của một số phương pháp khác như PCR RFLP, giải trình tự, lai mẫu dò…

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN rtA181V/T VÀ rtN236T KHÁNG ADEFOVIR CỦA VIRUS VIÊM GAN B (Hepatitis B Virus) BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME PCR (Trang 84 - 85)